Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong cộng đồng, trở thành dịch. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt rồi lan sang mắt còn lại.
Người bị đau mắt đỏ có thể lây cho người khác qua đường hô hấp, giọt b.ắn của nước bọt. Ảnh: Shutterstock.
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa. Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) cho biết người mắc bệnh thông thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, có thể do phản ứng dị ứng với các tác nhân môi trường, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.
Vì vậy, đường lây lan chính của bệnh là qua vật dụng sinh hoạt, dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác. Bệnh cũng có thể lây qua môi trường bể bơi, không khí, hay qua vật trung gian là ruồi, nhặng. Như vậy, chỉ nhìn vào mắt nhau không thể lây bệnh được.
Khi đối mặt trực tiếp với người bệnh, người tiếp xúc có thể bị lây qua đường nước bọt, hoặc đường hô hấp.
Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như:
Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.
Chảy nước mắt và có nhiều gỉ mắt, thậm chí sau khi ngủ dậy gỉ làm dính chặt mi mắt.
Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ngày đến mắt thứ hai.
Ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai (hay gặp ở t.rẻ e.m).
Trong những trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc, khi đó thị lực có thể giảm.
Để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ, mọi người nên thực hiện những biện pháp sau:
Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
Không dùng tay dụi mắt.
Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
Sai lầm nhiều người mắc khi bị đau mắt đỏ
Khi phát hiện đau mắt đỏ, điều quan trọng là kiên trì nhỏ và vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý.
Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bác sĩ kê đơn.
Sáng ngủ dậy phát hiện mình bị đau mắt đỏ thì có nên mua thuốc kháng sinh nhỏ vào mắt để nhanh đỡ không bác sĩ?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)
Nhiều người đau mắt suy nghĩ đến việc uống thuốc kháng sinh hay kháng viêm, nhưng điều này thực ra không cần thiết. Điều trị đau mắt chỉ cần dùng thuốc nhỏ mắt là đủ.
Nếu chỉ bị đau mắt đỏ bình thường, mọi người chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý. Trong trường hợp phát hiện có ghèn đục, người bệnh mới nên suy nghĩ đến việc nhỏ thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mọi người cũng không cần nhỏ loại thuốc kháng sinh quá đắt t.iền mà nên điều trị theo kê đơn của bác sĩ.
Trong trường hợp nặng quá, bệnh nhân mới được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc kháng viêm, mọi người nên cẩn thận vì loại thuốc này có thể làm nặng hơn tình trạng đau mắt.
Bệnh đau mắt chủ yếu lây qua nước mắt dính vào tay hoặc hít phải các giọt b.ắn từ người bệnh trong khi giao tiếp.
Do đó, cách phòng bệnh đau mắt đỏ tốt nhất là rửa mặt và rửa tay. Nếu cần ra ngoài và phải tiếp xúc với quá nhiều người, mọi người nên cân nhắc mang thêm khẩu trang và kính mắt. Điều này giúp chúng ta hạn chế tiếp xúc với giọt b.ắn từ người bệnh.
Thông thường, khoảng thời gian lây bệnh đau mắt đỏ rơi vào 5-7 ngày đầu tiên sau khi phát hiện. Trong lúc này, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Sau đó, mọi người có thể mang mắt kính và khẩu trang rồi ra ngoài bình thường.