Nam thanh niên 32 t.uổi đi chơi đêm trong một quán bar, hút t.huốc l.á điện tử suốt cả đêm, đến gần sáng thì nôn mửa, mệt mỏi, suy hô hấp và phải nhập viện cấp cứu…
T.huốc l.á điện tử trong phòng kín hay phòng điều hòa khiến tác hại gia tăng
Tại các cơ sở y tế trên cả nước, số bệnh nhân nhập viện cấp cứu do hút t.huốc l.á điện tử gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh. Đáng chú ý, trên cơ sở phân tích các ca bệnh nặng nhập viện, các bác sĩ vừa phát hiện yếu tố hút t.huốc l.á điện tử trong phòng kín hay phòng điều hòa sẽ khiến tình trạng tổn thương phổi nặng nề hơn.
Mới đây nhất là trường hợp nam bệnh nhân 32 t.uổi, đến cấp cứu tại Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu do đột ngột bị khó thở và cảm giác tức ngực. Bệnh nhân được chẩn đoán, theo dõi choáng tim, viêm cơ tim cấp, tổn thương thận cấp…, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM. Lúc này, tình trạng nhịp tim nhanh, suy hô hấp nặng hơn, phải đặt nội khí quản và thở máy.
Qua khai thác t.iền sử, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh mãn tính. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân mua và sử dụng t.huốc l.á điện tử nhiều. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có đi chơi đêm trong một quán bar. Tại đây, bệnh nhân hút t.huốc l.á điện tử suốt cả đêm. Đến gần sáng, bệnh nhân bị nôn mửa, mệt mỏi và phải nhập viện.
Một trường hợp khác là nam bệnh nhân 17 t.uổi, vào cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM do khó thở đột ngột, đau nặng ngực, choáng váng. Trước đó, bệnh nhân này hoàn toàn khỏe mạnh.
Khoảng 2-3 tháng gần đây, bệnh nhân hút t.huốc l.á điện tử trở lại với liều lượng tăng gấp đôi so với vài tháng trước đó. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có chơi game và hút t.huốc l.á điện tử liên tục trong phòng điều hòa…
Theo bác sĩ Doãn Uyên Vy, chuyên gia về độc chất của Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, ban đầu khi tiếp nhận 2 bệnh nhân kể trên, các bác sĩ chỉ nghĩ đến bệnh lý nội khoa. Sau khi khai thác tiểu sử mới biết bệnh nhân hút t.huốc l.á điện tử.
Qua nghiên cứu, các bác sĩ nhận thấy, việc hút t.huốc l.á điện tử trong phòng kín, hay phòng điều hòa là yếu tố làm cho bụi mụn trong khói thuốc dễ đi vào sâu phế nang, phổi hơn, khiến bệnh nhân bị EVALI (tổn thương phổi cấp liên quan đến t.huốc l.á điện tử).
Thông tin thêm về bệnh này, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hút t.huốc l.á điện tử phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết.
Trong đó, EVALI là bệnh nguy hiểm, tất cả bệnh nhân đều phải nhập viện với tỷ lệ 76% phải hỗ trợ thở oxy, 22% thở máy không xâm nhập, 26% đặt ống nội khí quản, một số ca phải can thiệp ECMO. Khi hồi phục, 25-85% bị di chứng xơ phổi với các mức độ khác nhau, rối loạn khuyếch tán kéo dài ít nhất 2 tháng.
Cô gái 29 t.uổi nguy kịch vì bị loài kiến cực độc đốt
Sau khi bị kiến ba khoang đốt, cô gái vào viện trong tình trạng hôn mê, sốc phản vệ độ IV, biến chứng suy tim và viêm cơ tim cấp.
Da nổi những mụn nước to nhỏ không đều khi tiếp xúc với chất dịch của kiến ba khoang. Ảnh: Shutterstock.
Ngày 23/1, bác sĩ chuyên khoa I Trừ Văn Trường, Phó khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết chị D.T.O., 29 t.uổi, ngụ Vĩnh Phúc, nhập viện trong tình trạng rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn.
Chị O. có t.iền sử dị ứng với côn trùng. Sau 10 phút bị dính độc từ kiến ba khoang, người phụ nữ nổi mẩn ngứa toàn thần, đau tức ngực, khó thở. Khi nhập viện, chị O. được chẩn đoán sốc phản vệ độ IV – mức độ nguy hiểm nhất.
Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, hồi sức tích cực, thải độc và chăm sóc đặc biệt cho nữ bệnh nhân. Chị O. được lọc m.áu liên tục, kết hợp dùng thuốc vận mạch huyết động.
May mắn, sau một tuần điều trị, sức khỏe của chị O. ổn định và được xuất viện.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng. Lúc này, người bệnh bị co giật, thậm chí có thể t.ử v.ong. Sốc phản vệ có 4 mức độ, từ nhẹ đến nặng, sốc có thể tiến triển nhanh trong vòng vài phút.
Khi bị kiến ba khoang đốt, mọi người có xu hướng đ.ập và g.iết c.on vật. Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể loài kiến này phóng ra chất dịch chứa chất paederin. Chất dịch này khi tiếp xúc với bề mặt da, gây nên phản ứng viêm da tiếp xúc kích ứng, nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da.
Trường hợp nặng, người bệnh có thể có sốt nhẹ, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương, hoặc sốc phản vệ nếu dị ứng.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo người dân khi bị côn trùng đốt, xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, nổi mẩn ngứa trên cơ thể, khó thở, đau tức ngực, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngất xỉu… cần ngay lập tức đưa vào các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.