Ung thư thực quản là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến, dưới đây là những dấu hiệu ung thư thực quản giai đoạn đầu.
Tổng quan về căn bệnh ung thư thực quản
Báo Dân trí dẫn nguồn ThS.BSCK II Nguyễn Thị Hương Giang, Trưởng khoa Nội tiêu hóa trên và Hệ tiết niệu, Bệnh viện K cho biết, ung thư thực quản là căn bệnh khá phổ biến thường gặp ở nam nhiều hơn nữ giới.
Theo thống kê của Globocan 2020 tại Việt Nam, ung thư thực quản có tới hơn 3.200 ca mắc mới, và hơn 3.000 ca t.ử v.ong.
“Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, thầm lặng. Đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn, với các triệu chứng như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng… bệnh nhân mới đến viện khám”, BS Giang nói.
Dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản giai đoạn đầu
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển thì người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu ung thư thực quản như sau:
– Nuốt đau, nuốt nghẹn: Khi ăn, bệnh nhân cảm giác bị vướng ở vùng thực quản. Lúc đầu, tình trạng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân ăn những loại thực ăn dạng đặc như thịt, cá… Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bị nuốt nghẹn ngay cả khi ăn những loại thức ăn dạng lỏng, mềm, chẳng hạn như cháo, súp, canh hoặc thậm chí là uống sữa. Thông thường biểu hiện này xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư thực quản là căn bệnh ung thư phổ biến
– Đau tức vùng ngực: Biểu hiện này thường gặp khi ăn.
– Nôn: Có thể xảy ra khi đang ăn hoặc sau khi ăn. Biểu hiện này thường diễn ra khi tình trạng nuốt nghẹn rất rõ rệt. Chất nôn có thể kèm theo dịch vị hoặc có lẫn m.áu.
– Tăng tiết nước bọt.
– Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai.
– Ho kéo dài hoặc ho ra m.áu.
– Sút cân: Khi khó khăn trong việc ăn uống, người bệnh sẽ dễ bị sút cân, thiếu m.áu, suy kiệt.
– Trong trường hợp những khối u ung thư thực quản di căn đến những bộ phận khác thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như ho, khàn tiếng, đau bụng, ngực.
Các yếu tố gây ung thư thực quản
Bài viết bởi bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản bao gồm:
Hút thuốc
Uống rượu
Chế độ ăn uống ít trái cây và rau quả. Thực phẩm và nước uống có nhiều Nitrit và Nitrat (là nguồn sinh ra Nitrosamin – chất gây ung thư).
Thói quen ăn và uống nhiều đồ nóng và các chất gây cọ sát niêm mạc thực quản.
Béo phì
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Barrett thực quản
Co thắt tâm vị không được điều trị
Hội chứng Plummer-Vinson: bệnh thường ở nữ, thiếu m.áu nhược sắc, viêm lưỡi thể teo, viêm thực quản kèm nuốt nghẹn.
Túi thừa thực quản
Bỏng thực quản do hóa chất
Xạ trị ở vùng ngực hay bụng trên
Trên đây là những dấu hiệu ung thư thực quản giai đoạn đầu bạn không thể chủ quan. Đừng bỏ qua nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu bất thường nhé.
Ho kéo dài dùng thuốc như thế nào?
Ho kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ho kéo dài.
Do đó, người bệnh nên đi khám để được điều trị đúng cách và hiệu quả.
1. Khi nào được gọi là ho kéo dài?
Ho kéo dài là tình trạng ho trên 3 tuần không dứt. Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, các chất kích thích, vật lạ…
Ho được phân loại chủ yếu thành 2 loại:
– Ho cấp tính: Ho
– Ho mạn tính: Ho> 8 tuần.
Có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài, thường do các bệnh đường hô hấp trên, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản… gây ra. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây ho kéo dài như viêm phế quản mãn, giãn phế quản, lao, ung thư phổi, do thuốc trị bệnh…
Mỗi nguyên nhân gây ho kéo dài lại có một cách điều trị khác nhau. Vì vậy người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định đúng bệnh và điều trị phù hợp.
Ho kéo dài là tình trạng ho trên 3 tuần không dứt.
2. Các thuốc điều trị ho kéo dài
Điều trị ho gồm điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Nếu ho nhẹ thì không nên can thiệp vì ho giúp tống chất nhầy và tác nhân gây bệnh khỏi họng và phổi. Nếu ho gây khó ngủ, khó giao tiếp mới cần dùng thuốc.
Thuốc trị ho kéo dài có chút khác biệt với loại thuốc trị ho cấp tính. Các thuốc loại này ưu tiên thời gian tác dụng kéo dài, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
2.1. Thuốc kháng histamin
Loại thuốc này phù hợp với trường hợp người bệnh liên tục ho do viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng. Chlopheniramin là thuốc được dùng trong trường hợp này, thích hợp để trị ho ban đêm.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tâm thần – vận động, khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu tiện, táo bón, tăng trào ngược dạ dày.
Tùy theo nguyên nhân gây ho mà có phác đồ điều trị cụ thể.
2.2. Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày
nếu trào ngược dạ dày – thực quản gây ho
Với trường hợp ho do trào ngược dạ dày – thực quản, người bệnh cần dùng một số thuốc ức chế bơm proton. Thuốc ức chế proton (PPI) được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các triệu chứng do tăng tiết dịch. Hiện nay, các loại dùng phổ biến như: Omeprazol, pantoprazol…
Thuốc được uống nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc. Nên uống thuốc trước ăn khoảng 30 – 60 phút. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, nằm ngủ nên kê cao gối, tránh ăn trước khi ngủ khoảng 3 giờ.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc như mệt, chóng mặt, đau đầu, ban da, mày đay. Ngoài ra, một số tác dụng phụ ít gặp có thể có như suy nhược, choáng váng, mất ngủ, ngứa da, tăng men gan.
2.3. Thuốc kháng sinh nếu ho do nhiễm khuẩn
– Penicillin, cephalexin… là loại thuốc kháng sinh dùng trị nguyên nhân gây ho do nhiễm vi khuẩn. Khi nguyên nhân được điều trị thì ho cũng sẽ hết.
Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng kháng sinh như: Tiêu chảy, nổi mề đay, buồn nôn…
2.4. Thuốc giảm ho trung ương
Có thể dùng các thuốc giảm ho nếu ho gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thuốc được dùng là dextromethorphan, codein…
– Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính và không dùng cho t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO). Đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, t.iền sử bị hen, dị ứng khi dùng cần hết sức thận trọng. Nếu dùng quá liều có thể gây rối loạn hành vi, bao gồm ức chế hô hấp.
– Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa.
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt, khát; buồn nôn, nôn, táo bón; bí tiểu, tiểu ít; mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.
Mỗi nguyên nhân gây ho kéo dài lại có một cách điều trị khác nhau. Vì vậy người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định đúng bệnh và điều trị phù hợp.
2.5. Thuốc tiêu đờm
Đây là nhóm thuốc làm giảm độ quánh đờm nhưng không tăng thể tích đờm và giúp người bệnh có thể khạc đờm dễ hơn. Acetylcystein là thuốc điển hình của nhóm này. Thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy và tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng ho.
Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, phản ứng quá mẫn (truyền tĩnh mạch), đỏ bừng, phù, tim đ.ập nhanh. Không được dùng đồng thời các thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.
2.6. Nước muối sinh lý
Việc dùng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch mũi sẽ giúp cho bệnh nhân giảm các triệu chứng ho dai dẳng.
2.7. Khí dung
Với những người gặp khó khăn trong việc chống lại ho do viêm phế quản, n.hiễm t.rùng đường hô hấp có thể sử dụng khí dung. Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới.
Liệu pháp này được ưu tiên sử dụng cho những trường hợp khó thở cấp tính cần phải khơi thông đường thở ngay. Khi khí dung, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.
Một số người bệnh nghĩ rằng sử dụng phương pháp khí dung càng nhiều thì càng mau chóng khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới khí dung quá nhiều và phụ thuộc thuốc, gây tổn hại lâu dài cho phổi. Vì phần lớn thuốc khí dung là corticoid, sử dụng quá liều có thể gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị ho kéo dài
Cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc điều trị ho kéo dài phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý sử dụng. Việc tự ý dùng thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị mà có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện:
– Nên uống nhiều nước mỗi ngày (8 đến 10 ly).
– Tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa).
– Tránh các yếu tố gây kích thích như hút thuốc, khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực.
– Về đêm trời lạnh cần giữ ấm cổ, ngực.
– Ăn hoa quả, uống nước cam… để nâng cao sức đề kháng.
– Cần vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày và súc miệng bằng nước muối ấm.