Bệnh thủy đậu không chỉ gặp ở t.rẻ e.m mà còn gặp ở người lớn với các biểu hiện đôi khi nặng nề hơn.
Các mụn nước thủy đậu nổi chi chít trên da, sau đó khô và bong vảy. Ảnh: Economictimes.
Theo TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân thủy đậu thường vào viện với các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau nhức cơ.
Lúc này, cơ thể có những nốt đỏ tròn nhỏ mọc nhanh, rải rác trong vòng 12-24 giờ. Sau đó, các nốt này tiến triển thành những mụn nước, bọng nước, mụn mủ, bệnh nhân có ho và đi ngoài phân lỏng.
Tiến sĩ Mạnh cho hay bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Loại virus này chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, bằng các giọt nước nhỏ trong không khí b.ắn ra từ đường hô hấp như mũi, miệng của người bệnh.
Người bình thường cũng có thể lây bệnh thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật như quần áo, chăn gối có dính các chất tiết của người bệnh; qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch khi các bọng nước bị vỡ.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây nên tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh.
Thời gian lây bệnh của thủy đậu kéo dài từ trước khi nổi ban đỏ 1-2 ngày cho đến khi các bọng nước đóng vảy hoàn toàn.
Thời tiết giao mùa tại miền Bắc là điều kiện thuận lợi để bệnh thủy đậu phát triển và lây lan.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, để lại di chứng như điếc, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động… cho t.rẻ e.m. Trẻ sơ sinh sinh ra từ mẹ mắc thủy đậu khi mang thai có thể có các dị tật bẩm sinh.
Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu không chỉ gặp ở t.rẻ e.m mà còn gặp ở người lớn với các biểu hiện đôi khi nặng nề hơn.
Theo tiến sĩ Mạnh, hiện tại không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh thủy đậu. Điều trị bệnh thường tập trung làm giảm nhẹ các triệu chứng và giữ bệnh nhân không bị mất nước.
Người bị thủy đậu cần được đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các thức ăn mềm, uống đủ nước, có thể uống thêm nước hoa quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý, thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch. Bệnh nhân cũng cần chú ý tránh gãi làm vỡ các nốt phỏng vì dễ gây bội nhiễm và tạo sẹo.
Ngoài ra, chuyên gia cho hay việc phòng ngừa thủy đậu cũng rất quan trọng do bệnh có thể lây nhanh và tạo thành dịch. Nếu có điều kiện, mọi người có thể chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vaccine ngừa thủy đậu đủ 2 liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
5 bệnh hô hấp ai cũng mắc một lần trong đời
Trong những ngày lạnh, do hệ miễn dịch yếu, trẻ có thể mắc phải các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp với triệu chứng phổ biến như ho, sốt, sổ mũi, nôn mửa.
Thời tiết lạnh khiến trẻ dễ bị ho, sổ mũi, sốt. Ảnh minh họa: AboutKidsHealth.
Mùa lạnh là thời điểm cao điểm trẻ nhỏ dễ mắc bệnh. Trẻ có nhiều khả năng mắc và lây lan các bệnh truyền nhiễm vì có hệ miễn dịch yếu và dành nhiều thời gian ở trong nhà với người khác (tiếp xúc gần).
Dưới đây là các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp thường gặp ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn và những lời khuyên giúp gia đình bạn luôn khỏe mạnh.
Cúm
Theo Children’s Health Family, cúm là loại virus đường hô hấp rất dễ lây lan. Sự khởi phát của bệnh cúm thường đột ngột và kèm theo các triệu chứng sau: Sốt cao (trong khoảng 39-40 độ C), ho, sổ mũi, tắc nghẽn, đau nhức cơ bắp, viêm kết mạc nhẹ (mắt đỏ hoặc bị kích ứng), có thể nôn mửa/tiêu chảy ở t.rẻ e.m.
Nếu các triệu chứng cúm được phát hiện sớm, thuốc kháng virus như Tamiflu có thể hữu ích. Thuốc này hoạt động tốt nhất khi được dùng trong 48 giờ đầu tiên từ khi bắt đầu có triệu chứng nhưng cần tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tiêm vaccine cúm là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cúm và giảm thiểu các biến chứng.
Cảm lạnh
Đây là bệnh thông thường do virus gây ra và thường có các triệu chứng nhẹ như sốt, ho, đau họng, sổ mũi. Trẻ nhỏ thường mắc nhiều loại cảm lạnh này trước khi lên 2.
Lý do là trẻ vẫn cần xây dựng hệ miễn dịch chống lại nhiều loại virus cảm lạnh khác nhau. Bị cảm lạnh nhiều lần không có nghĩa là trẻ có hệ miễn dịch yếu, nó chỉ cho thấy trẻ đã gặp rất nhiều virus. Cảm lạnh thường kéo dài khoảng một tuần nhưng cũng lên đến 2 tuần.
RSV
Virus hợp bào hô hấp hay RSV là một loại virus phổ biến. Khi trẻ lớn hơn và người lớn nhiễm RSV, triệu chứng thường giống như cảm lạnh. Tuy nhiên, RSV có thể nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.
Điều này là do nó có thể gây viêm tiểu phế quản, nơi chất nhầy tích tụ trong các đường dẫn khí nhỏ dẫn đến phổi và gây khó thở. Vì đường hô hấp của trẻ sơ sinh rất nhỏ, tình trạng sưng tấy ở đường hô hấp đó có thể đặc biệt nguy hiểm.
Các triệu chứng của RSV bao gồm: Ho, sổ mũi, sốt, tắc nghẽn đường hô hấp trên (nghẹt mũi và thở khò khè), thở nhanh. Ở trẻ sơ sinh trong tháng đầu đời, RSV thậm chí có thể gây ra chứng ngưng thở, tức là ngừng thở không rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng của RSV thường bắt đầu chậm trong 1-2 ngày đầu và trầm trọng hơn trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 7. RSV có thể kéo dài đến 2-3 tuần.
Để giúp giảm bớt các triệu chứng, cha mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi và thuốc nhỏ nước muối để loại bỏ dịch mũi, cho trẻ uống nhiều nước, sử dụng máy hóa hơi để giúp giữ ẩm không khí và thở dễ dàng hơn.
Virus RSV có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Viêm tiểu phế quản
Theo Healthshots, tình trạng này liên quan đến viêm đường hô hấp nhỏ ở phổi, gây tích tụ chất nhầy và suy hô hấp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sốt, sổ mũi và thở nhanh. Gần như tất cả t.rẻ e.m đều bị n.hiễm t.rùng này khi được 2 t.uổi và hầu hết đều hồi phục tự nhiên.
Khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ nên nhỏ nước muối vào mũi con thường xuyên. Ngoài ra, máy tạo độ ẩm phun sương mát có thể giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị nghẹt mũi.
Điều quan trọng là phải làm sạch và làm khô máy tạo độ ẩm để tránh nhiễm vi khuẩn hoặc nấm mốc trước khi sử dụng. Tuy nhiên, không nên sử dụng máy xông hơi nước nóng vì có nguy cơ gây bỏng ở t.rẻ e.m.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, thường phổ biến vào mùa thu, đông và đầu mùa xuân. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ 5-15 t.uổi.
Các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, khó nuốt và đau đầu. Ho và chảy nước mũi thường không đi kèm với nó. Đôi khi có thể xảy ra phát ban đỏ. Bệnh có thể được điều trị dễ dàng và nhanh chóng bằng kháng sinh.
Nếu bạn nghi ngờ con mình bị viêm họng liên cầu khuẩn, việc điều trị sớm rất quan trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây nhiều biến chứng tiềm ẩn như áp xe họng, áp xe sau họng và hiếm gặp là sốt thấp khớp.