Cô gái mắc bệnh tim vì uống cà phê sai cách

Uống tới 8 tách cà phê mỗi ngày khiến cô gái người Anh mắc bệnh tim nguy hiểm khi mới 21 t.uổi.

co gai mac benh tim vi uong ca phe sai cach 61b 7084385

Từ khi còn học đại học, Rachel Finley (người Anh) đã bắt đầu uống tới 8 tách cà phê espresso mỗi ngày. Những ca làm thêm mệt mỏi tại nhà hàng khiến cô ngày càng nghiện cà phê hơn. Cô thậm chí còn dùng thêm cả những viên nang chứa caffeine (loại chất có trong cà phê) để tỉnh táo.

Khi trải qua tình trạng tim đ.ập nhanh suốt đêm, Rachel cho rằng mình đang bị căng thẳng. Nhưng khi đi khám, cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhịp tim. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể bị tổn thương tim, não hoặc các cơ quan khác, dẫn đến đột quỵ, suy tim hoặc ngừng tim, gây t.ử v.ong.

Theo Mayo Clinic, uống quá nhiều cà phê nguyên chất có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Các chất kích thích như caffeine dễ khiến tim đ.ập nhanh hơn, đ.ánh trống ngực. Caffeine có thể làm tăng huyết áp tạm thời.

Lo lắng cho sức khỏe của mình, Rachel buộc phải ngừng uống cà phê. Cô nói: “Về cơ bản, tôi đã loại bỏ caffeine khỏi cuộc sống của mình mãi mãi”.

Khoảng 5% dân số Mỹ bị rối loạn nhịp tim. Tổng thống Joe Biden mắc một loại rối loạn nhịp tim gọi là rung tâm nhĩ. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm cục m.áu đông, tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim.

Theo Daily Mail, Rachel đã tiêu thụ khoảng 700mg caffeine mỗi ngày. Trong khi đó, Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến nghị người trưởng thành khỏe mạnh không dùng quá 400mg mỗi ngày, tương đương 4-5 tách cà phê.

Nghiện caffeine là việc sử dụng caffeine quá mức trong một khoảng thời gian và không có khả năng kiểm soát mặc dù có những tác động tiêu cực như đ.ánh trống ngực. Người nghiện caffeine có thể bị rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, run rẩy, nhức đầu, tăng huyết áp, hồi hộp và nhịp tim bất thường.

Caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn có trong trà, một số loại nước uống tăng lực.

VĐV Lauren Skerritt, 28 t.uổi, đã kiện chuỗi bán nước chanh tăng lực với lý do đồ uống này khiến cô mắc các vấn đề về tim lâu dài. Theo đơn kiện, VĐV người Mỹ đã uống hơn 2 cốc nước chanh tăng lực tại một địa điểm ở Greenville vào tháng 4 năm ngoái. Sau khi uống, Skerritt thấy tim đ.ập nhanh và chóng mặt.

Kết quả kiểm tra cho thấy, Skerritt bị rung tâm nhĩ – nhịp tim không đều có thể dẫn đến đột quỵ và suy tim.

Trước đó, Sarah Katz, sinh viên Đại học Pennsylvania (Mỹ), đã bị ngừng tim và t.ử v.ong sau khi uống bình nước chanh tăng lực gần 900ml chứa tới 390mg caffeine.

Cô gái 29 t.uổi nguy kịch vì bị loài kiến cực độc đốt

Sau khi bị kiến ba khoang đốt, cô gái vào viện trong tình trạng hôn mê, sốc phản vệ độ IV, biến chứng suy tim và viêm cơ tim cấp.

co gai 29 tuoi nguy kich vi bi loai kien cuc doc dot a33 7082034

Da nổi những mụn nước to nhỏ không đều khi tiếp xúc với chất dịch của kiến ba khoang. Ảnh: Shutterstock.

Ngày 23/1, bác sĩ chuyên khoa I Trừ Văn Trường, Phó khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết chị D.T.O., 29 t.uổi, ngụ Vĩnh Phúc, nhập viện trong tình trạng rối loạn nhịp tim, ngừng tuần hoàn.

Chị O. có t.iền sử dị ứng với côn trùng. Sau 10 phút bị dính độc từ kiến ba khoang, người phụ nữ nổi mẩn ngứa toàn thần, đau tức ngực, khó thở. Khi nhập viện, chị O. được chẩn đoán sốc phản vệ độ IV – mức độ nguy hiểm nhất.

Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, hồi sức tích cực, thải độc và chăm sóc đặc biệt cho nữ bệnh nhân. Chị O. được lọc m.áu liên tục, kết hợp dùng thuốc vận mạch huyết động.

May mắn, sau một tuần điều trị, sức khỏe của chị O. ổn định và được xuất viện.

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng. Lúc này, người bệnh bị co giật, thậm chí có thể t.ử v.ong. Sốc phản vệ có 4 mức độ, từ nhẹ đến nặng, sốc có thể tiến triển nhanh trong vòng vài phút.

Khi bị kiến ba khoang đốt, mọi người có xu hướng đ.ập và g.iết c.on vật. Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể loài kiến này phóng ra chất dịch chứa chất paederin. Chất dịch này khi tiếp xúc với bề mặt da, gây nên phản ứng viêm da tiếp xúc kích ứng, nổi những mụn nước to nhỏ không đều, nặng hơn có thể hình thành mụn mủ, bọng mủ kèm theo loét, hoại tử da.

Trường hợp nặng, người bệnh có thể có sốt nhẹ, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương, hoặc sốc phản vệ nếu dị ứng.

Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo người dân khi bị côn trùng đốt, xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, nổi mẩn ngứa trên cơ thể, khó thở, đau tức ngực, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngất xỉu… cần ngay lập tức đưa vào các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *