GĐXH – Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ tuyệt đối không nên nhỏ sữa hoặc dùng lá trầu không để xông vì sẽ khiến bệnh nặng hơn, dễ đối mặt với nguy cơ biến chứng ở mắt.
Nam sinh bị thầy giáo phạt “thụt dầu” 200 cái vì tội nói chuyện riêng bất ngờ nguy kịch vì mắc bệnh này
GĐXH – Trước giờ tập thể dục, nam sinh bị thầy giáo bắt “thụt dầu” 200 cái để trừng phạt lỗi nói chuyện riêng bất ngờ lâm vào tình trạng nguy kịch do bị tiêu cơ vân.
Dịch đau mắt đỏ đã xuất hiện rải rác trong mùa hè, tuy nhiên đầu năm học mới tình trạng lây lan đau mắt đỏ ở trường học tăng mạnh. Nhìn chung, dịch đau mắt đỏ năm nay kéo dài và diễn biến nặng.
Trong quá trình thăm khám, TS.BS Đặng Xuân Nguyên – Hội Nhãn khoa Việt Nam cho biết, các bác sĩ cũng nhận định năm nay tình trạng trẻ mắc đau mắt đỏ lâu khỏi hơn, vì có nhiều trường hợp sau thời gian dài điều trị ở nhà hoặc điều trị tuyến dưới không thấy khỏi bệnh mới tới bệnh viện khám thì đã gặp biến chứng. Ngoài ra, các bác sĩ vẫn gặp các ca chủ quan, đến khám muộn, cứ chờ khỏi theo tự nhiên.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây viêm kết mạc khá đa dạng như virus, vi khuẩn, vi nấm, dị ứng… Năm nay, nguyên nhân chủ yếu là Adenovirus, Coxsakievirus và Enterovirus với tỉ lệ khác nhau tùy theo vùng dịch tễ. Với mỗi loại virus có những đặc điểm riêng như enterovirus có thể gây bệnh khá cấp tính và diễn biến nặng, adenovirus hay gây ra viêm giác mạc mạn tính…
Bệnh viêm kết mạc cấp là một bệnh lành tính, nếu được khám và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần, những trường hợp có kèm theo viêm giác mạc bệnh có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm. Nếu bệnh nhân tự điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc và bệnh nhân có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.
Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ để phòng biến chứng
Có nhiều xử trí sai lầm của bố mẹ khiến con có thể đối diện với tình trạng mắt bị đau nặng hơn, có thể làm giảm thị lực của trẻ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lưu Thị Quỳnh Anh, Phó Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, khi con đau mắt đỏ, cha mẹ không nên nhỏ sữa hoặc dùng lá trầu không.
Theo chuyên gia này, khi kết mạc bị viêm, sữa là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Do đó, việc cha mẹ nhỏ sữa làm tình trạng viêm kết mạc của trẻ diễn biến nặng lên.
Trong khi đó, lá trầu không có chứa tinh dầu, khi xông phải dùng hơi nóng để tinh dầu trầu không bay hơi. Khi kết mạc bị viêm, giác mạc đang bị thương, hơi nóng của tinh dầu trầu không có thể làm cho giác mạc, kết mạc bị viêm nặng nề hơn.
“Chúng tôi từng tiếp nhận bệnh nhân đến khám dùng lá trầu không bị bỏng cả giác mạc, kết mạc. Như vậy, lá trầu không làm nặng lên tình trạng viêm giác mạc, có thể làm sẹo đục giác mạc vĩnh viễn, có thể làm mất thị lực của trẻ”, bác sĩ Quỳnh Anh khuyến cáo.
Viêm kết mạc cấp 80% do virus, do vậy không có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng và phát hiện sớm biến chứng để điều trị, tránh biến chứng giảm hoặc mất thị lực của trẻ.
Ảnh minh họa
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ đau mắt đỏ tại nhà
Thông thường, bệnh đau mắt đỏ thường được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Do vậy, bố mẹ cần trang bị cho mình các cách chăm sóc trẻ đúng cách nhằm giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế sự lây lan.
Vệ sinh mắt đúng cách
Trẻ bị đau mắt đỏ cần được vệ sinh mắt thường xuyên và đúng cách. Mẹ nên dùng một chiếc gạc hoặc khăn sạch đã được khử khuẩn, thấm nước sạch và cẩn thận lau quanh vùng mắt cho trẻ. Trẻ có ghèn mắt, mẹ nên dùng tăm bông lấy hết ghèn cho trẻ. Khi vệ sinh mắt cho trẻ, mẹ nên thực hiện từ mắt không bị nhiễm sang mắt bị nhiễm, từ mắt bị nhẹ sang mắt bị nặng. Tăm bông, gạc, khăn sau khi lau mắt cho trẻ cần được xử lý đúng cách.
Ngăn ngừa lây lan
Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, người chăm sóc, bố mẹ, người thân cần chú ý thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Hơn nữa, bố mẹ nên nhỏ mắt cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và lây lan đến các cơ quan khác trong mắt.
Ngăn ngừa tái nhiễm
Đau mắt đỏ có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau nên khi đã được chữa khỏi bệnh, trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Vậy nên, bố mẹ không nên chủ quan sau khi trẻ đã khỏi bệnh, thay vào đó, hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ để ngăn chặn sự tái nhiễm ở trẻ.
Sinh hoạt khoa học
Khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học để bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cho trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn và ăn uống đủ chất. Ngoài ra, cần cho trẻ tăng cường vận động, tránh cho trẻ tiếp xúc với màn hình, tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác.
Bất ngờ với 5 món ngon nhưng không ăn cùng thịt lợn vì dễ gây béo phì, tiểu đường và mất sạch dinh dưỡng
GĐXH – Cả thịt lợn và thịt bò đều là những món ăn bổ dưỡng nhất hiện nay, tuy nhiên hai nguồn thực phẩm này không nên chế biến cùng nhau…
Điều gì xảy ra khi bạn ăn đồ ngọt? Đây là 4 thời điểm cơ thể cần đồ ngọt, nên bổ sung đúng để cải thiện sức khỏe
GĐXH – Ăn đồ ngọt khi cơ thể có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi… sẽ làm tăng đường huyết, giúp ổn định tâm trạng, cải thiện nhịp tim và lấy lại thăng bằng cho cơ thể.
Nữ sinh lớp 9 tử vong trong giờ tập thể dục mắc bệnh mà không biết, đây là 7 dấu hiệu cảnh báo tuyệt đối không chủ quan!
GĐXH – Bệnh lý tim mạch tiềm ẩn cướp đi sinh mạng của nữ sinh lớp 9 trong giờ tập thể dục có triệu chứng liên quan đến các vấn đề tim, nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác.