Đây là trường hợp thứ tư bị đa chấn thương nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng do đốt pháo.
Ngày 1/2, bác sĩ Huỳnh Đức Phát, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng cho hay, đơn vị đã tiếp nhận thêm một trường hợp đa chấn thương nặng, vỡ nát nhiều đoạn ruột non, thủng trực tràng, vỡ bàng quang, dập nát tay trái, đùi trái, vỡ khung chậu trái do chơi pháo phát nổ.
Trước đó, khoảng 23h ngày 28/1, bệnh nhân Đ.H.P, (SN 2012), ngụ quận Sơn Trà, được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng đa chấn thương, vết thương thủng bụng lộ nội tạng, tổn thương phức tạp vùng tay trái, đùi trái, các vết thương nham nhở, nhiều dị vật.
Cháu P đang điều trị tại bệnh viện.
Ngay lập tức, bệnh nhân được hội chẩn viện, xác định đa tổn thương do pháo nổ, vỡ nát nhiều đoạn ruột non, thủng trực tràng, vỡ bàng quang, dập nát tay trái, đùi trái, vỡ khung chậu trái, xây xát bỏng da toàn thân.
Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ cấp cứu, các bác sĩ của nhiều chuyên khoa bệnh viện phối hợp súc rửa vết thương lấy ra nhiều dị vật, phẫu thuật vết thương bàn tay, vết thương vùng bẹn đùi, cắt bỏ ruột non vỡ và thủng, khâu trực tràng, khâu bàng quang, làm h.ậu m.ôn nhân tạo, cứu sống bệnh nhân.
Hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp tục theo dõi và điều trị tích cực tại Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng.
Bác sĩ Phát cho biết thêm, mặc dù đã tích cực tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của pháo nhưng cứ vào dịp giáp Tết lại càng có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe, nhiều trường hợp phải chịu thương tật suốt đời.
“Vì thế, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến con em mình, cảnh báo cho con mức độ nguy hiểm của việc chơi pháo. Nhà trường, xã hội cần tích cực tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của pháo nổ để hạn chế các tai nạn thương tâm xảy xa”, bác sĩ Phát khuyến cáo.
Bác sĩ Ngô Hạnh, Phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết đối với những bệnh nhân do nổ pháo tự chế thường bị tổn thương đa cơ quan; bàn tay thường dập nát, tổn thương ngực…
Sức ép từ pháo tự chế còn gây tổn thương phổi, bụng, đặc biệt là bỏng vùng mặt, vùng mắt gây mù. Ngoài ra, pháo nổ còn tạo ra khí độc gây viêm phổi, bỏng khí quản… Bệnh nhân sẽ bị choáng do chấn thương rất nặng.
Dịp tết, một số người trẻ t.uổi thường tò mò, tự chế pháo. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên quan tâm đến con em mình, nhà trường nên tổ chức các buổi nói chuyện để tuyên truyền cho học sinh không nên tự ý chế pháo.
Đồng thời, đa số các em khi đã tự chế pháo được một lần sẽ tiếp tục làm. Như một trường hợp mới nhập viện gần đây, năm ngoái em này đã tự chế pháo và năm nay lại tiếp tục. Những trường hợp nhập viện trước đó cũng vậy, đa số tự chế pháo từ 2 lần trở lên.
Một bệnh nhân đang điều trị thở máy do đốt pháo.
“Khi sự cố nổ pháo tự chế xảy ra, thương tật để lại cho các em rất lớn. Đôi bàn tay chắc chắn không thể cầm bút, mắt mù lòa khiến các em không thể tiếp tục học tập”, bác sĩ Hạnh chia sẻ.
Trước đó, Người Đưa Tin đã thông tin về 3 bệnh nhân khác đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng do đốt pháo tự chế. Thậm chí, có bệnh nhân bị cắt cụ bàn tay, hôn mê, thở máy…
Thanh niên 21 t.uổi vẫn nguy kịch vì sốt xuất huyết
Nam thanh niên 21 t.uổi có nền bệnh di truyền, dẫn tới bị sốc, suy đa cơ quan và vỡ hồng cầu.
Nam bệnh nhân được điều trị tích cực suốt 32 ngày do sốt xuất huyết Dengue nặng. Ảnh: BVCC.
Sáng 22/1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) cho biết đơn vị này vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân nam bị sốt xuất huyết Dengue nặng, dẫn đến thiếu m.áu tán huyết, suy đa cơ quan.
Trước đó, nam thanh niên có triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, tự mua thuốc giảm đau uống nhưng không bớt. Đến ngày mắc bệnh thứ 4, gia đình đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong tình trạng sốt cao, đau cơ, nước tiểu đỏ toàn dòng. Bệnh nhân có thể trạng thừa cân.
Thời điểm nhập viện, thanh niên vẫn sốt cao, li bì, tụt huyết áp, thở nhanh, vàng da. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue nặng thể não, sốc, tổn thương gan nặng, tán huyết cấp.
Bác sĩ lập tức điều trị thở máy, chống sốc tích cực, hỗ trợ gan và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân tán huyết.
Những ngày sau đó, tình trạng sốc của bệnh nhân được kiểm soát nhưng tán huyết vẫn tăng nặng. Bệnh nhân bị suy gan, suy thận thiểu niệu, vàng da. Nam thanh niên được chẩn đoán tán huyết do thiếu men G6PD.
Bác sĩ tiếp tục chỉ định thay huyết tương, lọc m.áu liên tục, truyền m.áu và chế phẩm m.áu, truyền thuốc để ổn định huyết động, điều chỉnh điện giải, cân bằng dịch.
Sau nhiều ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân cải thiện, suy thận hồi phục, có nước tiểu, vàng da giảm, hết tán huyết. Sau 32 ngày điều trị, nam thanh niên hồi phục, được cai máy thở, tự ăn uống.
Theo y văn, thiếu men G6PD, biểu hiện bằng định lượng men G6PD thấp, là một bệnh lý di truyền. Đa phần bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện nhẹ nếu mức độ thiếu men G6PD không nhiều.
Tuy nhiên, trong số ít trường hợp, bệnh nhân sẽ vào đợt tán huyết cấp (vỡ hồng cầu) khó kiểm soát sau khi bị n.hiễm t.rùng nặng hoặc sử dụng các thuốc có tính oxy hóa cao. Lúc này, hồng cầu vỡ hàng loạt, gây thiếu m.áu cấp, có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không kiểm soát kịp thời.
Đây là một trong số những trường hợp sốt xuất huyết Dengue nặng, suy đa cơ quan điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong thời gian vừa qua.
Các bác sĩ nhận định khuynh hướng sốt xuất huyết Dengue có thể xuất hiện ở người lớn với các biểu hiện nặng nề như sốc, xuất huyết hoặc suy cơ quan dẫn đến t.ử v.ong.
Đặc biệt, trên các cơ địa béo phì, có các bệnh lý nền (tim, thận, gan, bệnh lý m.áu, thai kỳ,…), diễn tiến của sốt xuất huyết Dengue cũng có thể trở nên phức tạp trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng tránh mắc bệnh bằng cách ngăn ngừa muỗi đốt (ngủ màn, dùng thuốc thoa phòng muỗi đốt), diệt lăng quăng.
Trong trường hợp sốt cao trên 2 ngày, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc sốt kèm mệt mỏi, vàng da, nôn ói, người bệnh cần được đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.