Cà chua là loại quả tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, dưới đây là những người không nên ăn cà chua.
Cà chua là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Cà chua nếu ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được cà chua. Dưới đây là những tác dụng của cà chua và những người không nên ăn cà chua.
Thành phần dinh dưỡng có trong cà chua
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, cà chua là loại quả nhiều nước, chứa nhiều chất xơ và carbohydrate. 100g quả cà chua có thể chứa 18 calo; 0,9 g chất đạm; 2,6g đường; 3,9g carb; 0,2 g chất béo,1,2g chất xơ.
– Cà chua chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, như:
Vitamin C: Đây là một trong những thành phần thiết yếu có trong cà chua. Vitamin C cũng chính là chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Vitamin K1: Rất tốt cho sức khỏe xương và vô cùng quan trọng đối với quá trình đông m.áu.
Kali: Rất hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Vitamin B9: Đặc biệt tốt với phụ nữ mang thai, rất quan trọng đối với sự phát triển của mô và các tế bào.
– Một số hợp chất khác trong cà chua có thể kể đến như:
Lycopene: Có sắc tố đỏ và tác dụng chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe. Chúng có nhiều trong những quả cà chua chín, đặc biệt là ở vỏ cà chua. Nếu cà chua càng đỏ thì hợp chất lycopene càng nhiều.
Beta carotene: Đây cũng là hợp chất chống oxy hóa. Khi đi vào cơ thể, hợp chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Những hợp chất chứa beta carotene thường có màu vàng hoặc cam.
Naringenin: Hợp chất này có nhiều trong vỏ cà chua. Tác dụng của nó là giảm viêm và phòng ngừa bệnh.
Axit chlorogenic: Đây cũng là hợp chất chống oxy hóa hiệu quả. Hợp chất này có thể giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Cà chua tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được.
Những người không nên ăn cà chua
Cà chua tuy bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Bài viết của ThS. BS Trần Phương Thảo trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, cà chua thường an toàn nhưng lại có thể gây bất lợi cho một số người có những tình trạng sau đây:
Người bị trào ngược acid
Trào ngược acid và bệnh trào ngược dạ dày thực quản là những tình trạng đặc trưng bởi sự trào ngược acid dạ dày vào thực quản. Trong khi đó, cà chua có tính acid tự nhiên dễ gây ợ chua.
Cà chua chứa nhiều acid malic và citric và có thể khiến dạ dày sản xuất quá nhiều acid dịch vị (là chất chịu trách nhiệm cho quá trình p.hân h.ủy thức ăn). Khi thể tích acid tăng lên, nó buộc phải trào lên thực quản, gây ra các triệu chứng. Ngay cả việc nấu chín cà chua vẫn gây ra những triệu chứng này.
Do đó, người bị trào ngược acid hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể cảm thấy khó chịu hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn cà chua. Nếu có tình trạng này, thì bạn nên tiết chế lượng cà chua ăn vào hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống.
Người mắc hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích thường nhạy cảm hơn với một số loại thực phẩm, kể cả những loại có nhiều chất xơ hoặc chứa các loại đường như fructose.
Cà chua cũng là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất có thể gây ra các vấn đề về đường ruột. Do vỏ và hạt cà chua gây kích ứng, có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích. Nếu đã bị hội chứng ruột kích thích, cà chua cũng có thể gây đầy hơi.
Cà chua, đặc biệt là khi được tiêu thụ với số lượng lớn, có thể là tác nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở một số người mắc hội chứng ruột kích thích. Những người bị mắc hội chứng ruột kích thích nên theo dõi các triệu chứng do đó nên hạn chế ăn cà chua để tránh cảm giác khó chịu.
Không ăn cà chua khi đang đói bụng
Nếu ăn cà chua khi dạ dày của bạn đang trống rỗng, các chất Pectin, nhựa Phenolic trong cà chua có thể gây ra những phản ứng với axit, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp nhiều khó khăn hơn. Về lâu dài, thói quen ăn cà chua xanh hoặc chưa chín kỹ có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.
Bệnh nhân sử dụng thuốc làm tan m.áu đông
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông m.áu khi ăn cà chua sẽ làm giảm công dụng của thuốc.
Lý do, trái cà chua không chỉ giàu vitamin A và C mà còn chứa rất nhiều vitamin K, nhưng đây lại là chất xúc tác có chức năng hỗ trợ tổng hợp prothrombin và coagulin trong gan.
Người có vấn đề về thận
Những người mắc bệnh thận mạn tính tiến triển phải hạn chế hấp thụ kali – loại khoáng chất mà cà chua rất giàu này.
Nồng độ kali cao trong m.áu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh thận. Do đó, người mắc bệnh thận nên tránh cà chua, nước sốt cà chua hoặc bất cứ thứ gì làm từ cà chua. Nước sốt cà chua cũng chứa nhiều oxalate, chất tự nhiên có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người nhạy cảm. Nếu có t.iền sử bị sỏi thận hoặc có nguy cơ phát triển nên hạn chế ăn cà chua.
Người bị bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong m.áu. Trong khi đó cà chua lại là một thực phẩm chứa hàm lượng purin khá lớn.
Nếu ăn cà chua khi mắc bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh vì hàm lượng vitamin C trong cà chua gây ra phản ứng kết tủa, khi gặp acid uric vô cùng tai hại cho người dùng.
Trên đây là những người không nên ăn cà chua. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa cà chua nhé.
Ăn nhiều cà chua có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao
Ăn cà chua hàng ngày đã giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp là do hàm lượng kali, lycopene trong cà chua.
Đó là một kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng Châu Âu, cho thấy cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua có thể đóng vai trò giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao.
Một nghiên cứu mới cho thấy những người ăn cà chua hàng ngày đã giảm nguy cơ tăng huyết áp do hàm lượng kali và lycopene trong cà chua. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Dưới đây là những điều cần biết về vai trò của cà chua trong việc kiểm soát huyết áp cao và cách tận dụng tốt nhất những lợi ích của loại rau củ này.
Ăn nhiều cà chua có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng huyết áp
Trong nghiên cứu đã thực hiện trên hơn 7.000 người trưởng thành ở Tây Ban Nha có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao đã hoàn thành bảng câu hỏi về lối sống và tình trạng sức khỏe cũng như thói quen ăn kiêng, trong đó có việc tiêu thụ cà chua.
Những người này ăn cà chua hàng ngày bao gồm ăn cà chua sống hoặc các sản phẩm từ cà chua. Mức tiêu thụ cà chua của người tham gia được phân thành bốn nhóm, dựa trên khẩu phần ăn.
Theo nghiên cứu, tiêu thụ cà chua nhiều hơn sẽ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp tới 36% và thậm chí tiêu thụ vừa phải cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Ở những người tham gia có huyết áp cao hơn thay đổi ít đáng kể hơn. Các tác giả cho rằng điều này có thể là do những người này lớn t.uổi hơn và bị huyết áp cao kéo dài cũng như các yếu tố nguy cơ khác, khiến việc thay đổi đáng kể trở nên khó khăn hơn.
Ăn cà chua để tốt cho tim mạch
Cà chua cũng là thực phẩm được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên dùng để giảm huyết áp chủ yếu vì chúng có nhiều kali.
Khuyến cáo giảm natri và tăng kali là một biện pháp điều chỉnh lối sống đã được chứng minh rõ ràng để giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Tăng cường tiêu thụ cà chua giàu kali là một cách hiệu quả để tăng lượng kali trong chế độ ăn uống.
Ngoài kali, cà chua còn là nguồn cung cấp lycopene tốt. Lycopene là một carotenoid có một số lợi ích cho hệ tim mạch, bao gồm tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống xơ vữa và chống tiểu cầu.
Nghiên cứu cho thấy những đặc điểm này cũng mang lại đặc tính hạ huyết áp đáng kể cho lycopene.
Cà chua là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
Mặc dù không có nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên xem xét cụ thể cà chua để giảm nguy cơ tăng huyết áp, nhưng có khả năng chúng có vai trò do hàm lượng kali và lycopene trong chúng.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về chế độ ăn kiêng được biết là có tác dụng giảm huyết áp, bao gồm chế độ ăn Địa Trung Hải và Phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp (DASH).
Những dữ liệu này ủng hộ mô hình ăn uống nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để giúp giảm huyết áp.
Tất nhiên, chỉ bổ sung một quả cà chua mỗi ngày trong chế độ ăn uống của bạn sẽ không làm giảm huyết áp. Điều quan trọng là phải kết hợp chúng như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho tim mạch với ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và chất béo lành mạnh.
Ăn nhiều loại thực phẩm giàu kali cũng có thể giúp đáp ứng nhu cầu kali đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều kali có thể gây hại cho người bị rối loạn thận, thường xảy ra ở người bị huyết áp cao.