Dấu hiệu cảnh báo nhiễm ký sinh trùng

Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống khiến nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao hơn.

dau hieu canh bao nhiem ky sinh trung 20c 7086372

Ngứa hoặc nổi mề đay là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm ký sinh trùng. Ảnh: Freepik.

Người nhiễm ký sinh trùng có thể âm thầm hoặc có dấu hiệu cảnh báo, nhưng dễ trùng lặp với rất nhiều bệnh lý thường gặp. Ngoài ra, người nhiễm ký sinh trùng do đa dạng chủng loại nên cũng có những biểu hiện khác nhau.

Dưới đây là một số biểu hiện cảnh báo thường gặp ở người nhiễm ký sinh trùng, theo các bác sĩ Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM):

Ngứa hoặc nổi mề đay

Bệnh ký sinh trùng ở người sẽ gây ra một số vấn đề trên da như phát ban đỏ, chàm, dị ứng. Ngoài ra, các chất thải từ ký sinh trùng tích tụ trong da lâu ngày sẽ dẫn đến sưng tấy, tổn thương da, gây viêm nhiễm.

Sốt kéo dài

Nhiễm ký sinh trùng thường có dấu hiệu sốt kéo dài, có thể sốt cao kèm cơ thể rét run hoặc có thể sốt trong thời gian ngắn rồi cắt cơn. Đôi khi người bị nhiễm ký sinh trùng có sốt kèm theo đau bụng, tiêu chảy, chán ăn…

Bất thường ở hệ tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa hoặc có các biểu hiện tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng… là những dấu hiệu thường gặp ở người nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa, nhưng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác. Chất thải ký sinh trùng có thể gây táo bón, đầy hơi, buồn nôn… cho người nhiễm bệnh.

Sụt cân, suy dinh dưỡng

Nhiễm ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến hoạt động đường ruột. Cơ thể người bệnh dễ gặp triệu chứng như táo bón, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy… Ngoài ra, một số loài ký sinh trùng hút m.áu và dinh dưỡng từ vật chủ, điều này sẽ khiến vật chủ bị sụt cân, thậm chí suy dinh dưỡng.

Ngứa vùng h.ậu m.ôn

Ngứa h.ậu m.ôn là đặc trưng của người nhiễm giun, đặc biệt là giun kim. Người nhiễm thường bị ngứa quanh h.ậu m.ôn vào ban đêm, khi giun cái đẻ trứng.

Thiếu m.áu

Phần lớn ký sinh trùng sau khi ký sinh vào cơ thể người sẽ hút m.áu của vật chủ để duy trì sự sống, phát triển và sinh sôi. Do đó, người nhiễm ký sinh trùng nếu không được phát hiện có thể dẫn đến tình trạng bị thiếu m.áu.

Trên thực tế, khi ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra phản ứng ban đầu như sốt, ngứa. Những biểu hiện nhẹ ban đầu, người mắc bệnh sẽ dễ dàng bị bỏ qua do nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Nhiều trường hợp nhiễm ký sinh trùng có biểu hiện âm thầm, chỉ được phát hiện khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ.

Tùy mỗi loại ký sinh trùng khác nhau, mà có các phương pháp xét nghiệm phù hợp như: xét nghiệm phân, m.áu, sinh học phân tử PCR, ngoài ra có thể sử dụng thêm những phương pháp hỗ trợ để xác định chuẩn xác như máy CT, MRI…

Vì vậy, mọi người khi có một trong các biểu hiện nghi ngờ, cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Nổi mề đay do lạnh cần làm gì?

Khi bị dị ứng với nhiệt độ lạnh sau khi đi mưa về hoặc trong mùa đông nhiệt độ hạ xưống thấp, một số người có thể bị nổi mề đay hoặc nổi ban do lạnh.

Các sẩn ngứa dữ dội, xuất hiện vài giờ rồi biến mất, sau đó lại nổi những mảng mới ở vị trí cũ hoặc chỗ khác.

Những người dễ bị nổi mề đay thường có cơ địa nhạy cảm, vậy phải làm gì với căn bệnh này?

Lý do khiến nổi mề đay do lạnh

Mề đay do lạnh còn được gọi là phát ban dị ứng với nhiệt độ lạnh. Tiếp xúc với nhiệt độ lạnh có thể gây ngứa, sưng và phát ban trên da.

Nguyên nhân của mề đay lạnh thường không rõ. Tế bào da của một số người dường như quá nhạy cảm, có thể là do đặc điểm di truyền hoặc có thể do virus hoặc bệnh khác gây ra.

Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, nó sẽ kích thích da sản xuất histamin và các hóa chất khác của hệ thống miễn dịch, có thể dẫn đến mẩn đỏ, ngứa và các triệu chứng khác.

noi me day do lanh can lam gi 382 7086339

Biểu hiện nổi mề đay do lạnh.

Mề đay do lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, giới tính. Tuy nhiên, những người có nguy cơ cao bị mề đay do lạnh là:

Tình trạng nổi mề đay hay gặp ở t.rẻ e.m hoặc thanh niên

Người bị nhiễm virus mycoplasma viêm phổi và tăng bạch cầu đơn nhân

Người mắc nhiều bệnh mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, viêm gan, ung thư,…

Người mắc hội chứng tự viêm: Với nhiều đặc điểm di truyền, nó gây đau và các triệu chứng giống như cúm sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

Diễn biến của nổi mề đay do lạnh

Biểu hiện nổi mề đay do lạnh thường bắt đầu khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh.

Hầu hết các phản ứng mề đay lạnh xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ dưới 4,4C. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng với nhiệt độ cao hơn.

Ngoài ra, phát ban có nhiều khả năng phát triển trong điều kiện gió và ẩm ướt.

Một số dấu hiệu và triệu chứng của mề đay lạnh bao gồm:

Xuất hiện các phát ban đỏ, ngứa nhẹ phát triển trên bề mặt da tiếp xúc, thường kéo dài khoảng nửa giờ.

Có biểu hiện sưng tay và môi khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.

Sưng cổ họng, lưỡi hoặc thậm chí tắc nghẽn đường thở do phù nề (khá hiếm gặp).

Một số người gặp phản ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

noi me day do lanh can lam gi 271 7086339

Cần mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh để tránh mề đay mẩn ngứa.

Các dấu hiệu và phản ứng nghiêm trọng bao gồm:

Ngất

Ớn lạnh

Tim đ.ập nhanh

Sưng ở tay hoặc chân, thân mình

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng nổi mề đay lạnh thay đổi khác nhau ở từng người. Một số trường hợp mề đay do lạnh có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm.

Cần làm gì khi nổi mề đay do lạnh?

Để điều trị mề đay do lạnh, người bệnh nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và môi trường có nhiệt độ thay đổi đột ngột. Một số loại thuốc được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bao gồm:

– Thuốc kháng histamin: Ngăn chặn giải phóng histamin có triệu chứng. Các ví dụ bao gồm: loratadine, cetirizine, fexofenadine, levocetirizine và desloratadine.

– Thuốc Cyproheptadine: là thuốc kháng histamine cũng ảnh hưởng đến các xung thần kinh gây ra các triệu chứng.

– Doxepin: Được sử dụng để điều trị chứng lo âu và trầm cảm, loại thuốc này cũng có thể làm giảm các triệu chứng nổi mề đay do lạnh.

Để phòng bệnh luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tránh ăn thức ăn, uống các loại thuốc đã gây dị ứng; thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm, lựa chọn sử dụng mỹ phẩm phù hợp; phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại…

Tóm lại: Nổi mề đay do lạnh là một trong những bệnh mẩn ngứa dị ứng do tiếp xúc hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với không khí lạnh để đề phòng phản ứng toàn thân nặng dẫn đến ngất, sốc, thậm chí t.ử v.ong. Ngoài ra, khi có các triệu chứng như khó thở, sưng cổ họng, chóng mặt cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *