Nấm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nấm phổi là một bệnh lý nguy hiểm ở đường hô hấp. Bệnh nấm phổi ít gặp nhưng tỷ lệ t.ử v.ong cao, khoảng 50-70% nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nấm phổi là một bệnh n.hiễm t.rùng phổi. Tỷ lệ bệnh nấm phổi chỉ chiếm 0,02% các bệnh phổi. Tuy nhiên khi bị nấm phổi nếu người bệnh không phát hiện điều trị kịp thời, khả năng t.ử v.ong rất cao. Nấm phổi ít gặp ở người có sức khỏe bình thường, sức đề kháng tốt.

Trong các căn nguyên gây nấm phổi, hay gặp nhất là nấm Aspergillus. Đây là bệnh do nấm Aspergillus còn gọi là Aspergillosis. Nấm Aspergillus là một loại nấm mốc rất phổ biến và có mặt ở trong nhà và ngoài môi trường.

nam phoi nguyen nhan trieu chung va cach dieu tri hieu qua a32 7087013

Bệnh nấm phổi ít gặp nhưng tỷ lệ t.ử v.ong cao, khoảng 50-70%,

Mặc dù mọi người thường hít phải loại nấm này từ không khí, nhưng loại nấm này chỉ ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy giảm nặng như bệnh nhân ung thư m.áu, ung thư các cơ quan khác, sau cấy ghép tạng hoặc điều trị các thuốc ức chế miễn dịch dài ngày dẫn đến bệnh nấm Aspergillus xâm lấn. Loại nấm này cũng có thể gây bệnh ở những người đã/đang có bệnh tại phổi. Chẳng hạn như những bệnh nhân đã từng mắc lao phổi, hen suyễn hay xơ nang phổi… dẫn đến bệnh nấm Aspergillus phổi mạn tính.

Tại Việt Nam, hiện chưa có số liệu cụ thể về bệnh nấm phổi do Aspergillus. Ở Việt Nam do dịch tễ lao cao nên gánh nặng nấm Aspergillus phổi mạn tính lớn. Khoảng 50% bệnh nhân đã từng mắc lao, đến khám lại tại các cơ sở chuyên khoa hô hấp mắc nấm Aspergillus phổi mạn tính. Việt Nam cũng là nước có gánh nặng nấm Aspergillus phổi mạn tính đứng thứ 5 trên thế giới với trên 55.000 ca.

Người mắc nấm phổi nếu không được điều trị, phần phổi bị phá hủy sẽ ngày một lớn, dẫn đến mất chức năng phổi. Lâm sàng biểu hiện là ho ra m.áu, khó thở và suy mòn…. dần dần người bệnh sẽ t.ử v.ong.

Trên thế giới, tỷ lệ sống của bệnh nhân nấm Aspergillus phổi mạn tính sau 1 năm, 5 năm, 10 năm tương ứng là 86%, 62%, 47%. Tỷ lệ mắc nấm Aspergillus phổi mạn tính ở bệnh nhân lao mới 14% và lao đã điều trị 56%.

nam phoi nguyen nhan trieu chung va cach dieu tri hieu qua 6d3 7087013

Phổi bị tổn thương do nấm.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về bệnh nấm phổi:

Nấm phổi là gì?

Nấm phổi là một bệnh lý n.hiễm t.rùng do nấm xâm nhập vào phổi. Nấm phổi do các loại nấm khác nhau gây ra, phổ biến nhất là Aspergillus, Cryptococcus neoformans, và Histoplasma capsulatum. Nấm có thể tồn tại ở nhiều nơi trong môi trường như: đất, nước, không khí, trên các vật dụng… và có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Bệnh nấm phổi hay gặp nhất là do nấm Aspergillus. Bệnh nấm phổi do Aspergillus gồm có nhiều thể bệnh khác nhau như: nấm Aspergillus phổi xâm lấn, nấm Aspergillus phổi mạn tính, nấm Aspergillus phế quản phổi dị ứng.

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi:

-Hít phải bào tử nấm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nấm phổi. Bào tử nấm có kích thước rất nhỏ, có thể bay lơ lửng trong không khí và dễ dàng được hít vào cơ thể. Đặc biệt là trong một số môi trường tồn tại nhiều nấm như nông trại, nhà máy chế biến thực phẩm hoặc môi trường sống ẩm thấp,…

Một số loại nấm thường gây bệnh nấm phổi qua đường hô hấp bao gồm:

Aspergillus: Loại nấm này thường gặp trong đất, bụi bẩn, và các công trình xây dựng.

Cryptococcus neoformans: Loại nấm này thường gặp trong phân chim bồ câu.

Histoplasma capsulatum: Loại nấm này thường gặp trong đất, phân chim dơi.

– Hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao mắc bệnh nấm phổi hơn so với người bình thường.

Một số yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch như: Mắc bệnh HIV/AIDS, ung thư, bệnh đái tháo đường, người sử dụng thuốc corticosteroid trong thời gian dài, người sau ghép tạng…

– Mắc bệnh về phổi từ trước: lao phổi để lại di chứng hang, giãn phế quản, COPD,…

nam phoi nguyen nhan trieu chung va cach dieu tri hieu qua 68a 7087013

Hình ảnh nấm phổi dưới kính hiển vi.

Triệu chứng của bệnh nấm phổi:

Những dấu hiệu cảnh báo có thể mắc nấm phổi bao gồm:

-Sốt cao kéo dài.

-Ho khan, đôi khi ho ra m.áu.

-Đau tức ngực.

-Khó thở giống như mắc bệnh hen.

-Sụt cân không rõ nguyên nhân.

-Mệt mỏi…..

Đối tượng có nguy cơ mắc nấm phổi:

– Người có hệ miễn dịch yếu, bị suy giảm miễn dịch.

-Người cao t.uổi.

-Người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch do ung thư, người hay dùng các thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng…

-Người được xác định viêm phổi mà điều trị mãi không khỏi, bác sĩ cần nghĩ tới bệnh nấm phổi.

Chẩn đoán nấm phổi:

Để xác định một người bị nấm phổi, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng như:

-Chụp X-quang ngực.

-Chụp cắt lớp vi tính ngực.

-Xét nghiệm m.áu.

-Xét nghiệm tìm nấm trong đờm, dịch phế quản.

-Sinh thiết phổi phát hiện các dấu vết của nấm trong phổi.

Điều trị bệnh nấm phổi:

-Điều trị bệnh nấm phổi rất tốn thời gian, t.iền bạc, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để chữa bệnh nấm phổi, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng nấm.

-Bệnh nhân nấm phổi phải điều trị hàng tháng trời. Thuốc điều trị nấm phổi có giá rất cao.

-Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân nấm phổi bằng các biện pháp: thở oxy, dinh dưỡng,…

– Những trường hợp tổn thương phổi có thể phải phẫu thuật, kết hợp dùng thuốc kháng nấm….

Biến chứng nguy hiểm của bệnh nấm phổi:

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nấm phổi sẽ gây ra các biến chứng trên bệnh nhân như:

-Suy hô hấp.

– Ho ra m.áu.

-Xơ phổi.

-Tái phát các đợt nhiễm khuẩn phổi.

-Suy mòn, khó thở thường xuyên.

-Tử vong….

Phòng ngừa mắc nấm phổi:

-Tránh tiếp xúc với môi trường nấm mốc.

-Giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

-Tăng cường sức đề kháng.

-Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Khám bệnh định kỳ nếu có bệnh lý phổi nền.

Những dấu hiệu cho thấy dạ dày của bạn đang bất ổn

Dấu hiệu đau dạ dày sẽ ngầm cảnh báo cho bạn biết về tình trạng hiện tại của dạ dày và nếu cơn đau xảy ra thường xuyên thì bạn phải hết sức lưu ý vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ vừa đưa ra cảnh báo về những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, cách nhận biết dạ dày đang bất ổn.

Bị đau bụng thường xuyên

Đây được xem là triệu chứng bệnh đau dạ dày dễ nhận biết nhất. Những cơn đau thường có mức độ khác nhau, tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh. Có những cơn đau lâm râm và cũng có khi đau dữ dội hoặc đau dai dẳng. Đồng thời những cơn đau hay thường xuất hiện khi bụng đói, sau khi ăn no hoặc khi vận động mạnh…

Những cơn đau dạ dày thường xuất hiện trong vài tuần, xen kẽ vào nhiều thời điểm trong năm… Đặc biệt là vào mùa lạnh những cơn đau dạ dày thường gia tăng mạnh về cường độ và tần suất khiến cho người bệnh khá khó chịu, dễ mất tập trung và rất hay cáu gắt.

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân. Khi đau dạ dày thường kèm theo các biểu hiện nóng rát bụng, đầy bụng, ợ hơi làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu hóa và làm người bệnh có cảm giác ăn không ngon miệng.

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sút cân nhanh chóng và khiến cho cơ thể mệt mỏi. Bạn không nên bỏ qua biểu hiện nay mà cần phải khám bác sĩ ngay.

nhung dau hieu cho thay da day cua ban dang bat on c99 7061817

(Ảnh minh họa).

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Ung thư dạ dày có thể gây ra giảm cân khó giải thích. Tiến sĩ Sarpel cho biết, nếu cân nặng giảm nhiều trong khi bạn không hề ăn kiêng hoặc không thay đổi nhiều sinh hoạt hàng ngày thì cần phải lưu ý. Tuy nhiên, tiến sĩ cũng giải thích thêm, quá trình sụt cân này diễn ra từ từ nên đôi khi nhiều người không để ý. Do đó, nếu trong khoảng 6 tháng mà bạn giảm liên tục khoảng 4 – 5 cân kèm theo các triệu chứng khác thì phải lưu tâm ngay.

Ợ hơi, ợ chua

Khi thức ăn lên men do ứ trệ ở trong dạ dày lâu ngày sẽ sinh ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, hoặc ợ nóng. Nếu tình trạng này kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám vì axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc tại đây gây ho và viêm họng.

Đầy bụng, khó tiêu

Khi chức năng co bóp của dạ dày bị suy giảm sẽ dẫn tới hiện tượng thức ăn bị ùn ứ trong dạ dày, lâu tiêu, vì thế mà người bệnh luôn cảm thấy ậm ạch, đau bụng.

Buồn nôn và nôn ói

Đối với những trường hợp bị đau dạ dày giai đoạn đầu, mức độ nhẹ thì người bệnh có thể bộc lộ cả triệu chứng buồn nôn hay thậm chí là nôn mửa. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và không có tín hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nên đi kiểm tra, tránh nguy cơ thức ăn bị trào ngược ra ngoài gây tổn thương thực quản kèm theo những biến chứng nghiêm trọng khác.

Buồn nôn và nôn

Khi mắc bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện nôn và buồn nôn. Hiện tượng này là do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn thốc. Khi đó thức ăn bị đẩy ra ngoài nếu quá nhanh hoặc quá mạnh có thể làm cho lớp niêm mạc thực quản bị viêm hoặc rách, thậm chí còn gây c.hảy m.áu. Chưa kể đến tình trạng thiếu hụt nước và suy nhược cơ thể sau khi bị nôn ói.

Bụng chướng

Tình trạng chướng bụng là một trong những biểu hiện đau dạ dày mà ai trong chúng ta đều có thể mắc phải. Hiện tượng này có thể xuất hiện khi mới ăn xong hoặc trong lúc bình thường cũng bị, khi đó người bệnh sẽ có cảm giác như đang chứa một lượng lớn thức ăn, nước uống ở trong cơ thể vô cùng khó chịu. Đồng thời lúc này người bệnh còn bị ợ hơi, tình trạng này sẽ càng tồi tệ khi nằm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bung như ăn phải những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thói quen ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của các loại thuốc.., tuy chướng bụng là một trong các dấu hiệu bệnh đau dạ dày điển hình nhưng bạn cũng cần phải gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra hướng điều trị thực sự phù hợp.

Dạ dày bị xuất huyết

Đây là dấu hiệu đau dạ dày đã phát triển nặng và lớp niêm mạc đã bị tổn thương nghiệm trọng. Hiện tượng c.hảy m.áu tiêu hóa có thể được phát hiện khi nôn ra m.áu hoặc đi đại tiện có lẫn theo m.áu, phân đen.. Tình trạng này lại càng nguy hiểm đối với những người mắc chứng m.áu khó đông, khi đó m.áu bị chảy nhiều mà không thể kiểm soát được.

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày nêu trên không khó để nhận biết. Vấn đề là người bệnh cần cảnh giác để khi phát hiện ra triệu chứng cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *