Tiêu chảy ở t.rẻ e.m, cha mẹ cần làm gì?

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 432.000 ca t.ử v.ong vì tiêu chảy do sử dụng thực phẩm bẩn và kém vệ sinh.

Tiêu chảy là tình trạng tiêu phân lỏng có nước> 3 lần/ngày. Tiêu chảy cấp rất hay gặp ở t.rẻ e.m và là một trong 5 bệnh gây t.ử v.ong hàng đầu ở trẻ dưới 5 t.uổi tại các nước đang phát triển, chủ yếu do mất nước và điện giải.

Tiêu chảy cấp ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, đa số là siêu vi và thường tự giới hạn trong vòng 5 -7 ngày. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy có thể kèm theo đau bụng, nôn ói, sốt, ăn uống kém… dẫn đến mất nước, mất các chất điện giải và có thể t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời.

Trẻ bị tiêu chảy do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do thức ăn vệ sinh kém.

Cho trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu.

Thức ăn không được bảo quản tốt để ruồi nhặng đậu vào.

Không rửa tay trước khi ăn.

Dụng cụ cho trẻ ăn không được rửa sạch như bát, đĩa, cốc, chén.

Không đảm bảo vệ sinh trong quá trình cho trẻ ăn thêm bằng sữa bò.

Do một số nguyên nhân khác:

Trẻ bị thiếu men gây rối loạn tiêu hóa.
Thực hành ăn dặm chưa đúng cách, ví dụ cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn mới lạ trong một lúc.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 88% trường hợp t.ử v.ong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ và không đủ vệ sinh. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và gây ra khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 t.uổi.

Biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy

Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước mùi tanh hoặc chua, không có m.áu hoặc mũi lẫn trong phân. Tùy theo số lần đi ngoài trong ngày mà biểu hiện các dấu hiệu mất nước khác nhau. Có 3 mức độ mất nước:

Độ 1: Trẻ chỉ khát nước, khô môi, quấy khóc, lượng nước tiểu hàng ngày bình thường. Cha mẹ cần lưu ý, quan sát thấy mắt của trẻ khô, khi khóc chảy rất ít nước mắt hoặc không có nước mắt.

– Khô miệng.

– Tiểu ít hơn bình thường. Đối với những trẻ nào sử dụng quần tã, khi kiểm tra thấy tã ít ướt hơn lúc bình thường.

– Trẻ trở nên kém linh hoạt và dễ cáu gắt.

Độ 2: Trẻ khát nước nhiều, độ co giãn da kém, lượng nước tiểu giảm. Cha mẹ cần quan sát, trẻ thấy xuất hiện hiện tượng mắt trũng.

– Trẻ lờ đờ hoặc li bì.

– Sờ thấy da da trẻ bị khô và kém đàn hồi.

Độ 3: Da nhăn nheo, mắt trũng sâu, thóp trũng, môi khô, khát nước nhiều, vật vã, tiểu ít. Tiêu chảy mắc phải ở trẻ nhũ nhi trên 3 tháng t.uổi và trẻ lớn kéo dài trong 2 ngày liên tục hoặc hơn. Cha mẹ cần lưu ý, ở trẻ nhũ nhi có hiện tượng thóp trũng (thóp là một vùng nhỏ, mềm trên đỉnh đầu của trẻ).

– Trẻ không đi tiểu (vô niệu) trong vòng 6 giờ.

– Nếu sử dụng 2 ngón tay căng nhẹ vùng da bất kỳ trên người trẻ rồi thả ra, da trẻ không thể trả về hình dạng ban đầu do mất khả năng đàn hồi.

– Rất lờ đờ, li bì hoặc có thể bị bất tỉnh, hôn mê.

tieu chay o tre em cha me can lam gi c6f 7088530

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Với những trẻ mất nước ở mức độ nhẹ (trẻ tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều, khóc có nhiều nước mắt, miệng lưỡi trẻ ướt, trẻ đi tiểu nhiều) gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài.

Phòng suy dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách tích cực cho trẻ ăn chế độ ăn như khi trẻ bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ.

Kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu năng lượng, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng để chống đỡ với n.hiễm t.rùng trong cơ thể cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển. Các gia đình chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận tràng, hạn chế đồ uống có ga và thức ăn quá ngọt…

Nếu trẻ mất nước ở mức độ vừa và nặng cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và theo dõi tỉ mỉ hơn. Hoặc trẻ có các biểu hiện đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục). Nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được; Bệnh trẻ nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn. Trẻ rất khát nước; Ăn uống kém hoặc bỏ bú. Trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà… cũng cần nhập viện ngay.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Để phòng tránh và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý

Với trẻ sơ sinh cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trẻ trên 6 tháng cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú thường xuyên và bú lâu hơn.

Có chế độ ăn hợp lý, nấu theo khẩu vị của trẻ và đảm bảo vệ sinh khi chế biến. Sử dụng nguồn nước sạch và các thực phẩm tươi sống khi chế biến. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, đặc biệt các mẹ cần phải rửa tay bằng xà phòng sau khi thay tã.

Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng và uống vaccine phòng tiêu chảy do Rota virus.

8 mẹo giúp bạn giảm chỉ số BMI nhanh hơn

Tập thể dục đều đặn, giữ nước, ngủ đủ giấc hay cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn là những mẹo giúp bạn giảm chỉ số BMI nhanh hơn.

Chỉ số khối cơ thể hay còn được gọi là BMI, ước tính lượng mỡ trong cơ thể bạn. Theo Viện Tim, Phổi và M.áu Quốc gia Hoa Kỳ, chỉ số BMI nó được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao của bạn và có thể cho biết bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì và thừa cân như thế nào.

8 meo giup ban giam chi so bmi nhanh hon 502 7085538

Tập thể dục đều đặn, giữ nước, ngủ đủ giấc hay cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn là những mẹo giúp bạn giảm chỉ số BMI nhanh hơn. Ảnh: Shutterstock.

Chỉ số BMI cao phải được xem xét cực kỳ nghiêm túc vì nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, huyết áp cao, bệnh tim, ngưng thở khi ngủ, viêm xương khớp và ung thư.

Vì vậy, bạn có thể thực hiện theo các mẹo dưới đây để giúp giảm chỉ số BMI nhanh hơn.

Luyện tập thể dục đều đặn

Hoạt động thể chất thường xuyên rất tốt cho tâm trí, cơ thể và tâm hồn; nó giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật và giữ cho cơ thể bạn luôn trẻ trung. Nó cũng giúp bạn giữ chỉ số BMI khỏe mạnh.

Giữ nước

Uống đủ nước giúp điều chỉnh sự thèm ăn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Uống nước trước bữa ăn cũng giúp giảm lượng calo nạp vào và giúp kiểm soát cân nặng hay chỉ số BMI.

Cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thịt nguội, xúc xích, pizza đông lạnh, súp ăn liền và thậm chí hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng sẽ không mang lại lợi ích gì cho vòng eo của bạn.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là điều quan trọng để duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, dẫn đến tăng cảm giác đói và thèm ăn, từ đó góp phần tăng cân và chỉ số BMI cao hơn.

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng

Cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến là điều bạn nên ưu tiên nếu muốn giảm chỉ số BMI của mình được ổn định.

Nhận chỉ số BMI chính xác

Bạn nên gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người có thể cân và đo chiều cao của bạn một cách chính xác. Nếu chỉ số BMI của bạn quá cao, họ sẽ đưa ra phương án tấn công tốt nhất phù hợp với bạn.

Theo Viện Tim, Phổi và M.áu Quốc gia, những người được coi là “thừa cân” có chỉ số BMI từ 25 đến 29,9, nghĩa là họ đang mang quá nhiều trọng lượng so với chiều cao của mình.

Những người được coi là “béo phì” có chỉ số BMI từ 30 trở lên, điều đó có nghĩa là lượng mỡ trong cơ thể của họ thường luôn vượt quá mức cần thiết dựa trên chiều cao của họ.

Hãy chú ý đến chuyển động hàng ngày của bạn

Điều cần thiết là phải biết mức độ hoạt động thực tế hàng ngày của bạn là bao nhiêu. Điều này có thể nhắc bạn hoạt động tích cực hơn.

Một cách tuyệt vời để theo dõi hoạt động thể chất của bạn là đầu tư vào một thiết bị theo dõi hoạt động như ban nhạc WHOOP, Fitbit hoặc Apple Watch. Nó sẽ theo dõi và ghi lại tất cả các chuyển động hàng ngày của bạn.

Ghi chép về những gì bạn ăn và thực hiện hoạt động hàng ngày

Một cách đặc biệt hiệu quả để cải thiện thói quen hàng ngày của bạn là ghi lại cân nặng và tất cả các hoạt động bạn thực hiện hàng ngày.

Việc ghi lại những gì bạn đang ăn cũng rất hữu ích. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng xác định điều gì đang có tác dụng làm giảm chỉ số BMI của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *