Thói quen ăn uống có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
Một số thực phẩm, trái cây ngon và bổ dưỡng lại nằm trong ‘ danh sách đen’ mà người có đường huyết cao cần tránh xa.
Cần phải hiểu rằng bệnh tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống và ngược lại.
Vì vậy, các chuyên gia y tế luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát chế độ ăn, xây dựng và duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh.
Ngoài việc giảm thiểu các loại thịt đỏ, cá lớn, thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, có cholesterol cao thì bệnh nhân tiểu đường còn được khuyến khích ăn nhiều trái cây tươi và rau củ.
Tuy nhiên, có 3 loại hoa quả nằm trong “danh sách đen” mà người có đường huyết cao cần tránh xa, đó là:
1. Sầu riêng
Sầu riêng được coi là vua của các loại trái cây bởi hàm lượng calo cực cao, nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, loại trái cây này có chỉ số đường huyết rất cao, lên tới 70 nên ăn sầu riêng có thể làm cho lượng đường trong m.áu tăng đột ngột. Điều này rất nguy hiểm với người bị tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Khi ăn vào, hàm lượng đường huyết sẽ tăng cao, gây nguy hiểm cho cả thai nhi và cơ thể mẹ.
Những người mắc béo phì, thừa cân cũng không nên ăn sầu riêng trong quá trình mang thai. Nếu vẫn muốn ăn, bạn cần được sự đồng ý của bác sĩ và ăn đúng lượng chỉ định.
2. Mía
Mía là một trong những cây trồng chính được sử dụng trong việc sản xuất đường, nó tạo ra 70% đường của thế giới.
Mía chứa khoảng 70 – 75% nước, 10 – 15% chất xơ và 13 -15% đường ở dạng sucrose, tức là giống như đường ăn.
Đúng là mía còn chứa chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid, giúp chống n.hiễm t.rùng, tăng cường miễn dịch nhưng chỉ số đường huyết, carbs quá cao nên trở thành “đại kỳ” với bệnh nhân tiểu đường.
Thực tế cho thấy, chỉ cần một cốc 240ml nước mía với lượng đường là 50g thì lượng đường tương đương sử dụng sẽ là 12 muỗng cà phê.
Con số này nhiều hơn đáng kể so với tổng lượng đường mỗi ngày mà Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị.
3. Thanh long
Cây thanh long thuộc họ xương rồng, nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Trái thanh long có ba loại: vỏ màu hồng đỏ với ruột trắng chiếm đa số, vỏ màu vàng với ruột trắng và loại vỏ màu hồng đỏ với ruột đỏ.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng vị thanh long không ngọt thì chắc là hàm lượng đường không cao.
Thậm chí dân gian còn lưu truyền nhiều lời đồn đại rằng ăn thanh long giúp điều trị tiểu đường, điều này hoàn toàn là sai lầm và không có cơ sở khoa học.
Thực chất chỉ số đường huyết của thanh long khá cao, dao động từ 40 đến 55 giữa các loại.
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn thanh long và hãy nhớ là nên ăn quả tươi thay vì sinh tố hay nước ép.
Ngoài ra, thanh long đỏ tuy giàu dinh dưỡng hơn nhưng cũng khiến đường huyết tăng cao hơn nhiều so với thanh long trắng.
Thay vào đó, người tiểu đường nên ăn các loại trái cây có chỉ số đường huyết cấp nhưng nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như táo, bưởi, đu đủ, đào, kiwi… và ăn nhiều rau xanh hơn.
Ăn dưa hấu nhớ ngay điều này kẻo ‘rước bệnh vào người’
Dưa hấu là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Theo đó, bạn cần biết ăn bao nhiêu là đủ.
Không nên ăn dưa hấu đã bổ quá lâu: Vào mùa hè, nhiệt độ cao nên vi khuẩn dễ phát triển. Nếu dưa hấu đã bổ ra để quá lâu trong nhiệt độ phòng sẽ bị vi khuẩn xâm nhập gây ô nhiễm, dẫn đến các bệnh tiêu hóa.
Không nên ăn quá nhiều: Dưa hấu có tính hàn do đó không nên ăn quá nhiều. Nguyên nhân là bởi 94% dưa hấu là nước, lượng nước này sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó tiêu, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Không ăn dưa hấu khi bị nhiễm lạnh: Do dưa hấu có tính hàn nên khi cơ thể bị cảm lạnh bạn không nên ăn dưa hấu. Bởi khi đó mức độ lạnh tăng lên sẽ làm cơ thể sốt cao hơn, khát nước, đau họng…
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn dưa hấu: Dưa hấu chứa hơn 5% là đường do đó khi ăn sẽ làm đường huyết tăng cao. Những người sức khỏe bình thường sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong m.áu và nước tiểu. Song với những người bị bệnh tiểu đường ăn dưa hấu sẽ làm đường huyết tăng cao, rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Ảnh minh họa.
Người bị viêm loét dạ dày: Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, khiến toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài. Chính vì vậy những người có t.iền sử bệnh dạ dày nên hạn chế tối đa ăn dưa hấu.
Phụ nữ mang thai: Dưa hấu có tính hàn có thể dễ khiến chị em bị đau bụng hoặc tiêu chảy nên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn dưa hấu. Ngoài ra, lượng đường trong dưa hấu cao có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Phụ nữ sau sinh ăn nhiều dưa hấu dễ gây tổn thương tỳ vị , bởi thể chất các sản phụ đã kém và suy nhược.
Người suy thận không nên ăn dưa hấu: Thận suy sẽ khiến chức năng bài tiết nước cũng như “thanh lọc” các chất có hại cho cơ thể bị giảm từ đó gây nên hiện tượng phù chân. Theo đó, khi ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, đồng thời không thể kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước trong cơ thể vượt quá khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích m.áu tăng lên. Điều đó không những khiến tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng mà còn dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, kiệt sức.