Không chỉ làm đẹp ban thờ và mang nhiều ý nghĩa tâm linh, quả phật thủ có thể dùng làm thuốc chữa đầy bụng, vùng gan và dạ dày đau tức, ho nhiều đờm và giải say rượu.
Không có quả thì dùng rễ và lá thay thế.
1.Đặc điểm và công dụng chữa bệnh của phật thủ
Phật thủ là loài cây nhỏ hay cây nhỡ, thẳng, có gai ngắn và cứng ở dưới lá. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng; gốc hơi thuôn, đầu tù, mép có răng cưa, hai mặt nhẵn và cuống lá không có cánh. Hoa mọc riêng lẻ hay chùm 2 -3 hoa; đài và tràng 5, nhị nhiều, bầu hình trứng.
Quả có noãn rời nhau ở gần gốc, cong và cụp vào trong ở phía trên, nom như bàn tay nhiều ngón; vỏ ngoài sần sùi, khi chín màu vàng, ruột trắng xốp.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ và quả (quả để nguyên, chưng hoặc thái phiến dày 3mm, phơi âm can cho khô).
Phật thủ chữa chứng ăn không tiêu, đầy bụng.
Theo Đông y, dược liệu có vị đắng, cay, thơm, tính ấm; lợi về kinh can, vị, phế. Có tác dụng sơ can giải uất, lý khí hóa đờm, hòa vị chỉ thống.
Dùng cho các trường hợp đau tức vùng liên sườn, vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, viêm họng, hen phế quản nhiều đờm, khó thở.Tuy nhiên người âm hư hỏa vượng cần thận trọng.
Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại: Phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn suyễn và tăng cường chức năng tiêu hóa.
2. Một số cách dùng phật thủ để chữa bệnh:
Trị ăn không tiêu, vùng gan và dạ dày đau tức:
Cách 1: Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g); hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.
Cách 2: Phật thủ khô, huyền hồ sách – mỗi thứ 6g; sắc với nước, chia 2-3 lần, uống trong ngày.
Cách 3: Phật thủ khô 6g, thanh bì 9g, xuyên luyện tử 6g; sắc với nước, chia 2-3 lần, uống trong ngày.
Chữa đau dạ dày do lạnh:
Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g; sắc nước uống ngày 3 lần. Hoặc nấu cháo ăn.
Chữa ho có đờm:
Phật thủ tươi 40g (khô 15g), đường phèn 15g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ; chia 2-3 lần ăn trong ngày. Cũng có thể chỉ cần nhai cùi liền cả vỏ, nuốt dần nước, đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho.
Phật thủ chữa ho nhiều đờm.
Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn:
Phật thủ và thanh yên tươi – mỗi thứ 100g (khô 40g), rượu trắng 2 lít; thanh yên và phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu, khoảng 15 ngày sau là có thể dùng; hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 5-10ml.
Chữa nấc, phiên vị (ăn vào nôn ngược trở ra):
Vỏ quả phật thủ tươi, cắt nhỏ, trộn đều với đường; ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng (nhai, nuốt dần).
Giải say rượu:
Phật thủ tươi 30g (khô 10g); sắc nước uống.
Lưu ý: Đối với các chứng kể trên, nếu không có quả, có thể thay thế bằng lá, vẫn có tác dụng tương đối tốt.
Thuốc long đờm nên sử dụng khi nào?
Thuốc long đờm giúp làm loãng chất đờm nhầy tại đường hô hấp, từ đó dễ dàng tống xuất ra ngoài hơn.
Thế nhưng, việc lạm dụng thuốc long đờm cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ như nhờn thuốc, ho tái đi tái lại… Vậy cần lưu ý gì khi dùng thuốc long đờm?
1. Bản chất của thuốc long đờm
Theo ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu, Phó trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện 19-8, trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, ho là một trong những vấn đề rất thường gặp, đặc biệt là ho có đờm.
Về bản chất, ho có đờm là một phản ứng có lợi, giúp tống xuất đờm nhẩy ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu ho nhiều quá khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ thì có thể được chỉ định sử dụng thuốc long đờm.
Thuốc long đờm, hay tên gọi khác là thuốc loãng đờm, có tác dụng làm long dịch tiết từ niêm mạc khí quản – phế quản. Khi sử dụng, thuốc làm thay đổi cấu trúc dịch nhầy, giảm độ đặc quánh của đờm nhầy trong phế quản. Nhờ đó, các chất đờm nhầy dễ dàng được tống ra ngoài bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng hành động khạc đờm.
ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu, Phó trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện 19-8 lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm.
2. Khi nào nên và không nên dùng thuốc long đờm?
Các thuốc long đờm có thể kể đến như acetylcystein, bromhexin, carbocysteine… Trong đó:
– Acetylcystein: Là hoạt chất thường được sử dụng cho trẻ nhỏ với khả năng làm lỏng chất nhầy đặc của đờm, dễ dàng ho khạc ra ngoài, làm thông thoáng đường hô hấp, từ đó cải thiện đáng kể triệu chứng ho ở trẻ.
– Carbocisteine: Có tác dụng làm tiêu nhầy, dùng trong các trường hợp viêm cấp hay mạn tính đường hô hấp trên và dưới đi kèm theo tăng tiết đờm nhầy đặc và dai dẳng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp và mạn tính…
– Bromhexin: Được sử dụng nhằm làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo rối loạn tiết chất nhầy bất thường. Thuốc còn được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
Khi bị ho kéo dài, kèm theo đờm đặc, gây ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống, người bệnh nên sử dụng thuốc long đờm để đờm lỏng hơn và dễ thoát ra khỏi phế quản hơn. Tuy nhiên, cần đi khám chuyên khoa hô hấp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nhẹ có thể không cần dùng đến thuốc.
Do tác dụng phụ của thuốc, những trường hợp sau đây không nên sử dụng thuốc long đờm, đặc biệt là khi chưa có chỉ định của bác sĩ:
– Trẻ nhỏ dưới 2 t.uổi: Thuốc long đờm không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 t.uổi bởi khả năng ho và tự kiểm soát việc tống xuất đờm nhớt của trẻ ở độ t.uổi này là chưa tốt. Việc làm tiêu nhầy, long đờm, nhưng phản xạ ho khạc không tốt vô tình làm nặng thêm tình trạng của trẻ.
– Người có t.iền sử viêm loét dạ dày: Bên cạnh cơ chế làm loãng dịch tiết tại đường hô hấp, thuốc đồng thời gây phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau dạ dày, làm trầm trọng thêm bệnh loét dạ dày.
– Người bệnh hen: Thuốc long đờm có thể gây co thắt phế quản ở bệnh nhân hen phế quản và hen suyễn. Do đó cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm trên nhóm bệnh nhân này.
– Người suy nhược, quá yếu mệt hoặc không thể khạc đờm ra ngoài cũng không nên dùng thuốc long đờm vì sẽ làm tăng lượng đờm ở đường hô hấp khiến bệnh nặng hơn.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc long đờm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm
ThS. BSCKII. Vũ Thị Dịu cho biết, khi sử dụng thuốc long đờm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Thuốc long đờm là thuốc điều trị triệu chứng, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài 5-7 ngày, người bệnh không nên lạm dụng, dùng dài ngày hơn thời gian này trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
– Nên kết hợp các biện pháp long đờm tự nhiên như mật ong, gừng, tỏi… Phối hợp vỗ rung hoặc hút đờm ở trẻ nhỏ (nếu cần thiết) để đờm có thể thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
– Không dùng thuốc long đờm đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản.