Sả chưng có chữa được tiểu đường?

Sả là dược diệu an toàn và nhiều công dụng, vậy sả chưng có chữa được tiểu đường không?

Cây sả còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao, là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Sả có hai loại thường gặp.

Một loại có lá bé ngắn, thường trồng làm gia vị, lấy củ hành (phần sát rễ) nấu thịt chó; lá nấu làm thuốc xông giải cảm hay gội đầu. Loại này ít tinh dầu.

Loại thứ hai có lá to dài xanh mượt, được trồng ở một số nông trường, có hàm lượng tinh dầu cao hơn.

sa chung co chua duoc tieu duong 16b 7086350

Sả là dược diệu an toàn và nhiều công dụng, vậy sả chưng có chữa được tiểu đường không? (Ảnh minh họa)

Sả được trồng bằng thân rễ ở bãi hoang, hai bên dọc đường, bờ mương, chân đê vào mùa xuân. Sau ba tháng bạn cần cắt lá, để lại chồi gốc, chưng cất lấy tinh dầu; sau đó tưới nước cho cây để mọc lớp non kế tiếp, cứ ba tháng cắt một lần, không phải trồng lại.

Chưng cất tinh dầu sả bằng cách kéo hơi nước từ nồi hơi, nguyên liệu xếp sát đáy nồi để tăng công suất nồi.

Trong Đông y, sả vị the, cay, tính ấm, tác dụng sát trùng, tiêu đờm, hạ khí, sát khuẩn, thông tiểu, chủ trị cảm cúm, sốt rét, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm đau.

Để chữa sốt rét, bạn cần lấy một nắm cỏ sả sắc nước uống. Dùng 6-8 tinh dầu sả giọt hòa nước ấm uống chữa nôn, tiêu chảy. Đây là dược liệu an toàn và nhiều công dụng.

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh sả chữa được bệnh tiểu đường. Vì thế chuyên gia khuyên bạn tuyệt đối không nên dùng sả để tự điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, hoặc dùng sả để thay cho các loại thuốc đã được kê đơn mà không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, sả không phải loại dược liệu phù hợp với tất cả mọi người. Nếu đang uống thuốc lợi tiểu theo toa, nhịp tim thấp, có mức kali thấp hay đang mang thai thì tuyệt đối không nên dùng sả.

Một số người có thể bị dị ứng với sả cũng không nên sử dụng. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng sả quá liều là chóng mặt, khô miệng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi.

Khi gặp các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở, nhịp tim nhanh sau khi dùng sả cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để được xử lý.

Công dụng của cây vối ít người biết

Vối là loại cây quen thuộc của người Việt, nhiều người thường sử dụng lá vối, nụ vối đun nước uống.

Cây vối là loại cây quen thuộc của người Việt Nam. Các bộ phận của cây vối đều rất tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là công dụng của cây vối ít người biết.

Cây vối là gì?

Cây vối được trồng để lấy lá và nụ để làm chè uống.

Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng.

Vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu vàng xanh. Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm.

Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng. Cây vối đặc biệt giàu dược tính có công hiệu làm thuốc chữa bệnh.

Bộ phận dùng để sử dụng là vỏ thân, lá, nụ…

cong dung cua cay voi it nguoi biet 1aa 7025967

Cây vối mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ

Công dụng của cây vối ít người biết

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu.

Các bộ phận khác của cây còn chứa sterol, chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh đối với một số vi trùng Gram và Gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông. Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9.

Chúng tác dụng mạnh nhất đối với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.

Lá vối đắng, chát, thơm, tính bình (có loài tính mát).

Thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm. Lá và nụ vối từ lâu được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ.

Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, l.ở l.oét, ghẻ, ngứa. Nói chung uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.

Các bộ phận từ cây vối có tác dụng điều trị trướng đầy, nôn mửa, viêm đường ruột (viêm đại tràng mạn), viêm họng, bệnh ngoài da, vết thương do cháy bỏng, ngoại thương xuất huyết, trùng độc cắn, rắn cắn.

Liều dùng: 8-12g/ngày.

Dạng dùng: Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên, hoặc chế dưới dạng muối natri.

Trên đây là những công dụng của cây vối. Nếu bạn muốn sử dụng cây vối thường xuyên cần tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *