Người mắc bệnh tiểu đường cần biết về mức độ rượu được cho phép nạp vào cơ thể từ rượu vang, rượu mạnh đến cocktail.
Người mắc bệnh tiểu đường có được uống rượu không?
Đây là 1 trong những câu hỏi hàng đầu mà những người mắc bệnh tiểu đường thường hỏi bác sĩ sau khi được chẩn đoán bệnh. Câu trả lời sẽ khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người và loại thuốc người bệnh đang dùng để kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhưng nhìn chung, người mắc tiểu đường có thể uống rượu và nên tuân theo hướng dẫn chung như: trung bình tối đa 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày với nam giới. Người không mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều hơn 3 hoặc 4 ly mỗi ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nên hạn chế uống rượu nhất có thể vì rượu gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Rượu và thuốc hạ đường huyết
Mối quan tâm lớn nhất xung quanh việc uống rượu là tác dụng của rượu với những người dùng insulin và thuốc hạ đường huyết. Tác dụng của insulin và các loại thuốc hạ đường huyết hoạt động bằng cách tăng giải phóng insulin của cơ thể, chẳng hạn như sulfonylureas và glinides, cũng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết khởi phát muộn. Tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc bạn đang dùng và thuốc có thể phản ứng như thế nào với rượu để biết được rõ tác động của rượu khi sử dụng thuốc hạ đường huyết.
Khi nào nên nói “có” với rượu
Nếu một người mắc bệnh tiểu đường chọn uống rượu, người đó cũng nên biết rượu có thể có tác dụng gì đối với việc kiểm soát đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường cũng như cách uống rượu an toàn.
Khi nào nên nói “không” với rượu
Bất cứ ai trong chúng ta cũng nên hạn chế uống rượu nhất có thể, đặc biệt là:
– Những người dùng thuốc có thể phản ứng với rượu
– Người không kiểm soát được lượng đường trong m.áu
– Người dùng metformin và gặp khó khăn trong việc hạn chế uống rượu ở mức vừa phải.
– Có tình trạng bệnh như bệnh gan, viêm tụy, thần kinh do tiểu đường hoặc tăng triglyceride m.áu nặng.
– Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
3 thói quen giúp người phụ nữ hạ đường huyết chỉ trong nửa năm
Việc hạ đường huyết không phải là điều quá khó khăn, miễn người bệnh tuân thủ kỷ luật và kiên trì trong thời gian dài.
Theo trang Aboluowang, cô Trần (Trung Quốc) năm nay 41 t.uổi, thường xuyên khát và muốn uống nước. Cách đây nửa năm, cô tới bệnh viện khám thì phát hiện chỉ số đường huyết lúc đói là 13,5mmol/L. Cô được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Nghe tin này, cô Trần cảm thấy buồn bã và rất lo lắng. Tuy nhiên, bác sĩ đã đưa ra một kế hoạch giúp cô hạ đường huyết, đồng thời an ủi cô chỉ cần chú ý đến sức khỏe, nghiêm khắc với bản thân thì lượng đường trong m.áu sẽ trở lại bình thường.
Bằng cách này, cô Trần cẩn thận làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuân thủ nghiêm khắc trong nửa năm, cuối cùng lượng đường trong m.áu của cô đã được kiểm soát trong mức bình thường.
Dưới đây là phương pháp hạ đường huyết được cô Trần áp dụng trong suốt 6 tháng qua, rất đáng để học hỏi.
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Theo cô Trần, trước đây cô rất lười biếng nên thường ăn ngoài thay vì tự nấu nướng. Khi tan sở, vì mệt nên cô hay gọi đồ ăn như gà rán, bánh ngọt, đồ chiên giòn mang tới tận nhà.
Thế nhưng kể từ khi biết mình mắc bệnh tiểu đường, dù về nhà tối muộn cô cũng tự nấu ăn. Cô cũng không còn ra ngoài ăn hay gọi đồ ăn mang về nhà nữa. Bữa tối của cô chủ yếu là bắp cải hầm với đậu phụ hoặc trứng, mặc dù hương vị có phần nhạt nhẽo nhưng có giá trị dinh dưỡng cao.
Cô chuyển sang ăn các loại mì ngũ cốc, thêm nhiều rau xanh, giảm bớt tinh bột. Hơn nữa, trước khi ăn cô thường uống một chút nước, ăn rau trước, sau đó tới thịt nạc và trứng, cuối cùng ăn thực phẩm chủ yếu.
Phương pháp nấu nướng của cô chủ yếu là dạng salad, hấp, luộc, hạn chế tối đa đồ chiên.
2. Tập thể dục
Vì lượng đường trong m.áu tăng cao, bận rộn với công việc và ít có thời gian tập thể dục nên cô Trần đã chọn cách đi xe đạp đến cơ quan. Từ nhà đến nơi làm việc mất gần 20 phút, cô đạp xe 2 lần/ngày hoặc 4 lần vào những ngày bận rộn.
Cô Trần cho biết, thời gian đầu chưa quen nên cảm thấy rất mệt, sau đó thoải mái hơn rất nhiều.
Hơn nữa, đạp xe là một bài tập aerobic tốt, có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Ngoài đạp xe 2 lần/ngày, cô Trần còn tập thêm bài tập kiễng chân trong 5-10 phút mỗi ngày.
3. Uống thuốc hạ đường huyết đúng giờ
Sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường, bác sĩ đã kê đơn thuốc hạ đường huyết, đồng thời nhắc nhở cô Trần phải uống thuốc đúng giờ và tái khám thường xuyên.
Nhiều người kiểm soát đường huyết kém, nguyên nhân chủ yếu là không uống thuốc đúng giờ, sợ phiền phức, không theo dõi đường huyết.
Cô Trần nhất quyết uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, ghi kết quả theo dõi đường huyết vào sổ, bác sĩ căn cứ theo dõi đường huyết để điều chỉnh thuốc cho cô. Lượng đường trong m.áu của Trần dần dần được kiểm soát ở mức bình thường.
Trên thực tế, cho dù đối với cô Trần hay những người mắc bệnh tiểu đường khác, việc kiểm soát chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ đều là những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong m.áu.
Điều quan trọng là phải kiên trì và duy trì tính kỷ luật tự giác, tuy quá trình này hơi khó khăn nhưng nếu lượng đường trong m.áu được kiểm soát bình thường, giảm thiểu việc xuất hiện các biến chứng thì thể trạng sẽ ngày càng tốt hơn, công sức bỏ ra là xứng đáng.