Một số người bệnh phản ánh dù đã dùng thuốc gây ngủ nhưng vẫn không ngủ được.
Vậy tại sao dùng thuốc trị mất ngủ không mang lại hiệu quả như mong muốn? Cần lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ?
1. Tại sao dùng thuốc trị mất ngủ vẫn không ngủ được?
TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
Trên thực tế cho thấy, cùng một loại thuốc trị mất ngủ, có người uống vào ngủ được, nhưng cũng có người dù uống thuốc vẫn không ngủ được. Có người uống thuốc này không ngủ được, chuyển sang thuốc khác lại ngủ được.
Trao đổi về vấn đề này, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, Trưởng phòng Khám và Điều trị ngoại trú, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng này. Thuốc khi đưa vào cơ thể qua đường uống sẽ trải qua các giai đoạn hấp thu, chuyển hóa thành chất phát huy tác dụng và sau đó thải trừ ra ngoài.
Bởi vậy, việc uống thuốc có tác dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cơ thể gây ảnh hưởng đến các quá trình nói trên. Ví dụ, có thể kể đến như hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến giai đoạn hấp thu thuốc, hoạt động của các men chuyển hóa thuốc, dùng chung các thuốc kết hợp gây cảm ứng men chuyển hóa, các bệnh lý như bệnh gan, thận…
Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng. Không phải chờ lâu như các thuốc chống trầm cảm.
Các loại thuốc trị mất ngủ nếu phù hợp với người bệnh thường phát huy hiệu quả ngay trong ngày, có thể sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 2 tiếng.
2. Người cao t.uổi mắc bệnh mạn tính kèm theo có ảnh hưởng gì đến hiệu quả của thuốc không?
Theo TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền, người cao t.uổi thường mắc thêm các bệnh lý nền, chẳng hạn như đái tháo đường, tăng huyết áp… và phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc. Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa – có thể làm nhanh hoặc chậm quá trình phát huy tác dụng của thuốc trị mất ngủ.
Ngoài ra, cũng có thể xảy ra trường hợp gây tăng độc tính hoặc làm giảm hiệu quả của thuốc. Một số bệnh lý mạn tính ở người cao t.uổi cũng có thể làm nặng thêm tình trạng mất ngủ. Có thể kể đến như bệnh suy thận. Một trong những biến chứng của bệnh suy thận là gây mất ngủ.
Tâm lý lo lắng ở người cao t.uổi cũng là yếu tố cản trở giấc ngủ. Vì vậy, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khẳng định.
Việc người bệnh phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa.
3. Một số lưu ý gì khi dùng thuốc trị mất ngủ đối với người cao t.uổi
TS.BS. Trịnh Thị Bích Huyền khuyến cáo, người cao t.uổi cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị về tất cả thuốc đang sử dụng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn đến thời gian cũng như liều lượng dùng thuốc. Những nhóm thuốc gây ngủ nhưng làm giãn cơ như benzodiazepine không nên dùng cho người cao t.uổi có bệnh lý về hô hấp. Khi sử dụng cần thận trọng bởi thuốc có thể gây ngã ở người cao t.uổi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh đang sử dụng thuốc trị mất ngủ cần lưu ý:
– Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc gây ngủ vì rượu có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến liều độc. Nếu trường hợp cần phải uống thì chỉ nên uống từ 1 – 2 chén rượu hoặc tối đa 2 cốc bia và trước khi ngủ 6 giờ.
– Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong m.áu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ.
– Giữ tinh thần ở trạng thái thư thái, tránh căng thẳng.
– Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái. Nếu sử dụng thuốc gây ngủ mà nằm trên một chiếc giường chật chội, lạ chỗ cũng có thể gây cản trở, khó ngủ. Vì vậy, cần chuẩn bị giường, nệm, gối phù hợp, không gian tối, yên tĩnh… để tạo sự thoái mái, dễ chịu, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ.
Củ bình vôi chữa bệnh mất ngủ lâu năm?
Củ bình vôi có hình dáng đặc biệt, nửa chìm nửa nổi trong đất nên được trồng làm bonsai, cây cảnh.
Tuy nhiên, từ rất lâu trước đó, củ bình vôi đã được sử dụng làm thuốc chữa mất ngủ và một số bệnh lý khác.
Cây bình vôi là một cây dạng dây leo, có lá hình tim, thân cây mảnh rất nhỏ so với củ, cây thường dài khoảng 10-20m.
Gốc thân phình thành củ, thường hình cầu, nằm nửa chìm nửa nổi trong khe đá hay chìm trong đất. Kích thước củ thay đổi và có thể nặng đến vài chục kg, tùy loài. Vì củ to nên cây còn được gọi là cây ngải tượng.
Cây bình vôi thường mọc hoang ở những vùng núi đá hay núi đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây và tại một số khu vực đất cát, có bóng mát hoặc đồng bằng ven biển như An Giang, Kiên Giang.
Tuy nhiên, những cây từ núi đá thường có phần củ, lá to và chất lượng hơn. Do hình dáng đặc biệt, ngoài dùng làm thuốc, hiện nay, cây bình vôi còn được trồng làm bonsai, cây cảnh.
1. Bộ phận nào được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền?
Bộ phận dùng làm dược liệu là củ của cây bình vôi. Củ là phần gốc của thân cây phình ra. Củ được thu hoạch quanh năm, nhưng nếu thu hoạch vào tầm mùa thu sang mùa đông thì hoạt chất trong củ sẽ đạt chất lượng tốt hơn.
Củ bình vôi cần được trải qua quá trình bào chế mới sử dụng được, thường là cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng trước khi ép chiết lấy tinh chất hoặc ngâm rượu hoặc phơi, sấy khô hoặc cà thành bột.
Củ bình vôi cần được chế biến trước khi sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
2. Vì sao củ bình vôi là ‘khắc tinh’ của bệnh mất ngủ lâu năm?
Theo Y học hiện đại, thành phần hóa học của củ bình vôi chứa chủ yếu là các alkaloid như rotundin, cycleanin, stepharin, roemerin.
Rotundin có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau rõ rệt; cycleanin có tác dụng kháng viêm; roemerin có tác dụng gây tê tại chỗ; stepharin có tác dụng kháng cholinesterase. Từ đó các chế phẩm thuốc từ củ bình vôi có tác dụng duy trì trạng thái thư giãn, an thần, trị mất ngủ.
Theo y học cổ truyền, cây bình vôi có vị đắng ngọt, tác dụng an thần, bổ phế, trấn kinh, khắc phục được các chứng suy nhược, thất miên, cốt chưng, huyễn vựng, suyễn thở. Thường phối hợp với các vị thuốc khác với liều dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
3. Bài thuốc chữa bệnh từ bình vôi
– Chữa mất ngủ do căng thẳng , stress, áp lực công việc
Bài 1: Củ bình vôi, lạc tiên, lá vông nem, mỗi vị 12g, liên tâm 6g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang.
Bài 2 : Hạt sen, long nhãn, nhân hạt táo chua (sao) mỗi vị 10 – 15g, củ bình vôi 8g, lá vông nem 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
Bài 3 – Rượu trắng ngâm củ b ình vôi: Củ bình vôi phơi khô và rượu trắng 40 độ theo tỷ lệ 1:5 (1kg củ phơi khô và 5 lít rượu). Ngâm khoảng 4 tuần là dùng được, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20-30 ml.
Củ bình vôi sử dụng trong thuốc thang và ngâm rượu có tác dụng chữa mất ngủ.
– Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên : Củ bình vôi, huyền sâm, cát cánh, mỗi vị 12g, trần bì 10g. Sắc uống, ngày một thang.
– Hỗ trợ chữa viêm đau khớp do g out: Dùng 3 – 6gram bột củ bình vôi khô tán ra, hòa cùng với nước nóng và sử dụng đều đặn hàng ngày. Cần uống hết trong ngày và bảo quản bột trong bình kín tại nơi khô ráo để bột còn nguyên dưỡng chất.
Bột củ bình vôi chữa viêm đau khớp do gout.
4. Lưu ý khi dùng các chế phẩm từ củ bình vôi chữa mất ngủ
Do có tính chất an thần, gây ngủ nên khi sử dụng cần thận trọng khi lái xe, làm việc trên cao hoặc những công việc liên quan máy móc cần sự tỉnh táo.
Hoạt chất roemerin có trong củ bình vôi nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tê niêm mạc và làm giảm nhịp đ.ập của tim. Nếu bệnh nhân có t.iền sử biến cố tim mạch, rối loạn nhịp tim thì cần phải rất thận trọng.
Trong củ bình vôi cũng có một ít độc tố, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của người có chuyên môn. Chỉ dùng 30gr bình vôi 1 ngày, trên 30gr có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các đối tượng người cao t.uổi mất ngủ kinh niên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú… cần thận trọng.